Vũ Khí Hóa Học – B.om Nguyên T.ử Của Nhà Nghèo?

Vũ Khí Hóa Học – B.om Nguyên T.ử Của Nhà Nghèo?

Vũ khí hoá học thường được  hiểu là loại vũ khí mà sức sát thương của chúng   không nằm ở khả năng trực tiếp phá huỷ vũ khí  trang thiết bị kỹ thuật, công trình, kiến trúc.   Thay vào đó, chúng gây s.át thương đến người và  sinh vật chủ yếu bằng chất độc hoá học chủ yếu tồn   tại dưới dạng khí, lỏng, khi loại hóa chất này xâm  nhập vào cơ thể, nó sẽ gây phản ứng với 1 số thành   phần có sẵn trong chính cơ thể sinh vật, dẫn đến  các triệu chứng trúng độc, gây biến dị hoặc làm   tổn thương cơ thể.

Chứng kiến sức mạnh của vũ  khí hoá học ngay từ lần đầu tiên chúng được sử   dụng trên chiến trường, từ sau đại chiến thế giới  lần 1, vũ khí hoá học đã được xếp vào loại vũ khí   bị cấm sử dụng trên chiến trường. Về sau, trải qua  đại chiến thế giới 2, chiến tranh lạnh, cấp độ h.uỷ   d.iệt của vũ khí hoá học thậm chí còn được các tổ  chức quốc tế xếp ngang hàng với vũ khí hạt nhân. Thật vậy, dù không hề có sức công phá, huỷ  hoại cấp độ lục địa chỉ từ 1 phát bắn như   các đầu đạn hạt nhân nhưng bù lại, phạm vi,  mức độ và tầm mức sát thương của vũ khí hoá   học đối với con người hoàn toàn không thua kém  so với bất kỳ loại vũ khí nào khác. Hơn nữa,   các hậu quả chúng gây ra gần như là  vĩnh viễn và không thể kiểm soát được,   ngay cả đối với quốc gia có trình  độ khoa học công nghệ tiên tiến.

Cụ thể, sau khi tập kích bằng vũ khí hoá học,  dù bằng phương pháp phun trực tiếp hay thông   qua đầu đạn có tích hợp chất độc hoá học, nếu  chất kịch độc ở dạng khí, chúng sẽ bay hơi,   khuếch tán vào không trung, tạo thành các đám  mây hoá học. Tuỳ thuộc vào điều kiện khí tượng,   địa hình, mật độ chất độc của chất hoá học mà mức  độ huỷ hoại có thể duy trì trong khoảng thời gian   nhất định, từ thấp nhất là hàng giờ đến cả trăm  năm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như gió lớn,   địa hình phẳng, các chất độc dạng khí  sẽ phát huy tối đa khả năng vốn có,   gây thảm h.oạ trên phạm vi diện rộng, để lại  hậu quả lâu dài cho số lượng lớn các nạn nhân. Riêng đối với vũ khí hoá học có thành phần  chính là các chất kịch đ.ộc dạng lỏng, dạng bột,   thứ vũ khí này không thể ngay lập tức phát tán  diện rộng, gây s.át thương ngay lập tức cho các mục   tiêu như các chất độc dạng khí. Nhưng về lâu dài,  chúng lại gây hậu quả có phần trầm trọng hơn trong   khả năng đầu độc hệ sinh thái từ đất đai, nguồn  nước đến thâm nhập vào các trang thiết bị quân sự. Nhưng cho dù chất độc hoá học có ở bất kỳ dạng nào đi chăng nữa, thứ vũ khí này đều có khả năng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua khí quản, tiếp xúc da hoặc ăn uống. Điều đó cũng có nghĩa là cho dù ở vị trí nào hay có được trang bị các thiết bị phòng hộ phổ biến như quần áo bảo hộ, trang thiết bị hỗ trợ, người lính vẫn có thể bị phơi nhiễm với chất đ.ộc.

Vì vậy, trong các trận giao tranh có sử dụng vũ khí hoá học xuyên suốt lịch sử thế giới hiện đại, những đối tượng không may làm mục tiêu của vũ khí hoá học thường chịu thiệt hại nặng nề, không mất mạng ngay thì cũng phải chịu các thương tích trầm trọng. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính những kẻ sử dụng thứ vũ khí vô nhân tính này cũng không ít lần phải “chịu quả báo” do không thể kiểm soát được mức độ lan truyền của các hoá chất độc tính mạnh. Trong các loại vũ khí hoá học từng gây ám ảnh lịch sử nhân loại, khí đ.ộc Clo còn được xem là biểu tượng cho tội ác của quân đội Đế quốc Đức xuyên suốt đại chiến thế giới thứ nhất. Đây là loại chất khí có màu vàng xanh và có mùi tương tự như thuốc tẩy. Phân tử clo lây lan rất nhanh chóng trong không khí. Sau khi tiếp xúc, thứ hoá chất này đầu độc cơ thể con người thông qua phản ứng với nước trong niêm mạc của phổi để tạo thành axit clohydric, một chất kích thích dẫn đến phản ứng ăn mòn mắt, cổ họng, phổi và có thể dẫn đến t.ử v.ong

Theo nhiều chuyên gia quân sự, nhà khoa học, một sinh viên tầm thường, chỉ cần được đào tạo qua một vài năm về hoá học là có thể dễ dàng tự tay chế tạo được 1 loại chất kịch độc. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu muốn thực hiện một cuộc tấn công hoá học vào bất kỳ quốc gia nào, những kẻ cực đoan chỉ cần thuê 1 nhà hoá học có trình độ tương đối cao, cung cấp cho anh ta những nguyên liệu cần thiết để chế tạo chất độc. Sau đó, chúng chỉ cần giao thứ hóa chất này cho những kẻ bất mãn, chống đối xã hội của quốc gia mà chúng muốn tấn công, rồi giao cho chúng nhiệm vụ đầu đ.ộc các yếu nhân hoặc những nơi tập trung đông dân cư nhưng không có sự phòng bị của lực lượng an ninh, quân đội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!