Vì Sao Không Một Quốc Gia Nào Trên Thế Giới Dám Tấn Công Nga Bằng Đường Không?
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và NATO đã phải phát triển các phương tiện để thâm nhập mạng lưới phòng không của các nước khối Hiệp ước Warsaw. Quân đội Mỹ đã đầu tư phát triển một số phương tiện để vượt qua các hệ thống phòng thủ hiện đại để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật và chiến lược nhằm vào lãnh thổ Liên Xô.
Trong khi đó, Liên Xô cũng đầu tư rất nhiều vào việc liên tục hiện đại hóa hệ thống phòng thủ. Mạng lưới phòng không của họ vào đầu những năm 1980 đã triển khai một loạt các hệ thống mà hiếm có đối thủ nào sánh tầm trên toàn thế giới, bao gồm các biến thể đầu tiên của hệ thống phòng không S-300 cơ động cao và hệ thống S-200 tầm xa, tuy kém cơ động hơn nhưng có thể giao tranh với máy bay địch cách xa tới 300km. Những hệ thống này được bổ trợ bởi một loạt các hệ thống phòng không tầm ngắn hơn như nền tảng chống tên lửa hành trình Tor-M1 và hệ thống phòng thủ tầm trung BuK-M1.Nhưng tất cả những điều này chưa bao giờ khiến Hoa Kỳ ngừng mơ về 1 ngày chạm được vào lãnh thổ Liên Xô. Những bộ óc quân sự thiên tài của Lầu Năm Góc đã lập ra rất nhiều kế hoạch làm thế nào để có thể nhẹ nhàng, bí mật ra vào không phận Xô-viết mà người không biết, quỷ chẳng hay. Quả thật, nước đi này rất cao tay nhưng Moscow đâu phải kẻ tay mơ, họ đã phát triển những vũ khí phòng không vô cùng hiệu quả nhằm đánh chặn mọi mối nguy đến từ bầu trời, đến nỗi người ta còn gọi xứ sở bạch dương là “ông vua” phòng không. Vậy, chúng là gì?
Trong số các chiến lược mà Mỹ sử dụng để thâm nhập vùng đất bao phủ ⅙ địa cầu khi ấy là điều một đội máy bay ném bom siêu âm lớn được tối ưu hóa cho các hoạt động ở độ cao rất thấp, cụ thể là loại B-1B Lancer. Máy bay bay thấp sẽ khiến đối phương khó theo dõi và vô hiệu hóa bằng hệ thống phòng không tầm xa, và khó ngay cả với các máy bay đánh chặn thời kỳ đầu của Liên Xô khi chúng thiếu khả năng tác chiến tầm thấp. Nhưng phương pháp tấn công này lại bị hạn chế do Liên Xô phát triển hệ thống phòng thủ chuyên tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lớn và không ai khác, “con thú” khiến kế hoạch của Mỹ phá sản chính là hệ thống phòng không S-200. Như tôi vừa nêu ở trên, ngoài việc dễ dàng vít cổ các mục tiêu trên không trong phạm vi 300km thì radar của S-200 còn có phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 600 km và khả năng tìm kiếm mục tiêu trong không gian ở độ cao trên 45.000 mét. Cả hai khả năng này không những chặn đứng máy bay ném bom mà nó còn lý tưởng cho việc phòng thủ tên lửa đạn đạo. Thậm chí, hệ thống này cũng có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu, ngay cả ở tầm xa hơn. Thậm chí, S-200 của lực lượng phòng không Syria còn bắn rơi máy bay phản lực A-4 của Hải quân Mỹ và F-16 của Không quân. Ngày này Nga đang sở hữu những con quái vật đó là tổ hợp tên lửa S-300, S-400, S-500 và tất cả các biến thể của chúng. Phiên bản S-400 Triumf và S-300V4 được tối ưu hóa tốt để vô hiệu hóa các máy bay như B-52 và B-1B Lancer ở tầm cực xa. Cả hai hệ thống đều có phạm vi phát hiện khoảng 600 km và phạm vi tác chiến là 400 km. Chưa kể S-500 Prometheus – hệ thống được ra đời dựa trên sự kế thừa S-400 thậm chí còn có tầm hoạt động hơn 600km và tầm phát hiện thậm chí xa hơn, đồng thời chuyên sâu hơn trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu có giá trị cao như máy bay ném bom chiến lược.S-500 chỉ mất 10s để phản ứng với nguy cơ đường không và chỉ mất khoảng 3-4s để bắn các mục tiêu khác nhau. Trong khi, S-400 phải mất từ 9-10s để làm được điều này.Nhưng quân đội Mỹ hiện đang biên chế một số lượng tương đối lớn các loại máy bay thế hệ 5 như F-22 Raptor hay F-35 Lightning II thì một câu hỏi đã được đặt ra, là những siêu hệ thống phòng không mà Nga đã tốn rất nhiều tiền để đầu tư phát triển như S-400 hay S-500 liệu có cơ hội bắn hạ được những chiếc F-22 hay F-35 của Mỹ hay không?
Mike Kofman, một chuyên gia nghiên cứu quân sự của Nga tại CNA Corporation cho biết “cốt lõi của việc xây dựng hệ thống phòng không trong chiến lược của Moscow là chống các loại vũ khí tàng hình với radar”. Hiện nay hệ thống phòng không phức hợp của Nga bao gồm các trạm radar tiên tiến, nhiều loại tên lửa phòng không cũng như lực lượng không quân tiêm kích đánh chặn; được tích hợp thành một tổ hợp thống nhất, tính tự động hóa cao, tạo thành chiếc ô nhiều tầng để bảo vệ không phận rộng lớn của mình. Tại triển lãm MAKS 2017, Nga đã giới thiệu radar Struna-1. Đây là một trong những hệ thống radar chiến thuật được phát triển để vô hiệu hóa các tiêm kích tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35. Radar Struna-1 không tích hợp bộ thu phát sóng ở cùng một cụm anten mà bố trí đài phát và thu tín hiệu nằm ở hai địa điểm khác nhau. Điều này giúp radar nhạy hơn trước tín hiệu phản hồi từ mục tiêu. Nhà sản xuất khẳng định thiết kế này giúp tăng diện tích phản xạ radar của mục tiêu tăng gấp ba lần so với radar thông thường, vô hiệu hóa khả năng tán xạ sóng radar của vật liệu tàng hình, đồng thời chống được tên lửa chống radar. Điểm hạn chế của hệ thống này là tầm hoạt động ngắn, chỉ có thể theo dõi mục tiêu ở độ cao tối đa 7 km và tầm xa khoảng 12 km. Điều này khiến Struna-1 không thể đóng vai trò cảnh giới tầm xa, mà chỉ phù hợp với việc nhận dạng máy bay tàng hình ở những hướng dễ bị xâm nhập. Phương án tốt nhất là kết hợp đài Struna-1 với các đài radar cảnh giới sóng dài, vốn có tầm hoạt động lớn nhưng độ chính xác thấp hơn, để cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống phòng không. Dù còn nhiều điểm yếu khó khắc phục nhưng đây vẫn được coi là mối đe dọa nghiêm trọng với máy bay tàng hình Mỹ và NATO trong các cuộc xung đột tiềm tàng. Nếu kết hợp các radar Struna-1 và tên lửa phòng không hiện đại, nó sẽ trở thành khắc tinh với những chiếc F-22, F-35 và B-2 đắt tiền của Mỹ và đồng minh. Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của về công nghệ radar của Nga trong những năm gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO nhận định rằng nguy cơ các máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 hay F-35 mất ưu thế tàng hình và trở thành “bia bay” đối với các hệ thống phòng không như S-400 hay S-500 của Nga hoàn toàn có thể xảy ra.Như vậy, không phải tự dưng mà Liên Xô và sau này là Nga được coi là quốc gia đứng đầu thế giới về phòng không. Bởi vì nguy cơ từ quân đội hùng mạnh nhất là Mỹ chưa bao giờ thôi hiện hữu. Mối nguy hiểm tiềm tàng từ các cuộc tấn công toàn cầu chớp nhoáng của Washington là một trong những thách thức hàng đầu đối với Moscow. Chương trình tấn công toàn cầu chớp nhoáng của Mỹ có cấu trúc tổng thể tương tự như một bộ ba hạt nhân. Nó trước tiên nhằm thực hiện các cuộc tấn công nhanh từ đất liền và biển, sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo liên lục địa khai hỏa từ tàu ngầm. Tên lửa siêu thanh phóng từ trên không là lựa chọn thứ hai mà Lầu Năm Góc đang nghiên cứu phát triển. Ngoài ra, Washington còn lập các kế hoạch giả định ném bom động lực từ một thiết bị vệ tinh trên quỹ đạo. Vậy thì theo các bạn, Nga phải phát triển loại vũ khí gì để có thể “sống sót” trước cuộc tấn công từ Mỹ nếu những gì chúng ta vừa nói ở trên thực sự xảy ra?