Tu-22M3 – Cơn Ác Mộng Kinh Hoàng Mà Tàu Sân Bay Mỹ Không Hề Muốn Gặp Phải

Tu-22M3 – Cơn Ác Mộng Kinh Hoàng Mà Tàu Sân Bay Mỹ Không Hề Muốn Gặp Phải

Với tiền thân là mẫu Tu-22 ra mắt từ năm 1969,  sau nhiều lần nâng cấp, sửa đổi. Đến năm 1977,   sau khi chứng kiến màn trình diễn hết sức ấn tượng  của phiên bản Tu-22 mới, các quan chức Liên Xô đã   quyết định cho sản xuất hàng loạt loại máy bay  siêu âm tầm xa cánh cụp cánh xòe này với cái tên   Tu-22M3 cùng niềm tin rằng chỉ cần sự xuất hiện  của chúng trên mặt biển cũng đủ khiến những hạm   đội tàu sân bay hùng hậu, đắt đỏ của người Mỹ  phải thấy khó mà chùn bước. Rất nhanh sau đó,   tới tháng 3 năm 1983, những chiếc Tu-22M3 đã đi  vào hoạt động trong quân đội Liên Xô trước sự   ngỡ ngàng của tình báo Mỹ và các quốc gia Tây u. Theo nguồn tin công khai từ phía quân đội Nga,   đã có tổng cộng 268 chiếc Tu-22M3 được lắp ráp và  chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1993, 2 năm sau khi   nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô  viết hùng mạnh một thời chính thức biến mất khỏi   bản đồ thế giới, nhường chỗ cho người kế thừa  của nó là Liên bang Nga.

Đến nay, Tu-22M3 vẫn   được đánh giá là dòng oanh tạc cơ có uy lực  mạnh mẽ nhất có trong biên chế quân đội Nga.  Là một máy bay ném bom hạng nặng nhưng con quái  vật đến từ phòng thiết kế Tupolev này lại gây ấn   tượng mạnh bởi 2 động cơ phản lực Kuznetsov NK 25  cực lớn cho tổng sức đẩy gần 50 tấn và cửa hút gió   đặt 2 bên, y hệt kiểu thiết kế trên mẫu MiG-25. Vì  vậy, khi nhìn từ góc dưới thẳng lên, thiết kế độc   đáo này của chiếc Tu-22M3 khiến nhiều người lầm  tưởng nó là một chiếc tiêm kích với kích thước   khổng lồ chứ không phải là một oanh tạc cơ siêu  thanh. Tuy nhiên, đó chỉ là khi họ ngắm nhìn chiếc   oanh tạc cơ này từ một khoảng cách khá xa vì dù  nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95 nhưng một chiếc tiêm kích   thông thường không thể có một kích thước khổng  lồ với chiều dài lên tới 42,4 m, sải cánh 23,3   m với diện tích cánh lên tới 175,8m cùng chiều cao  đạt 11,05m. Dù sử dụng động cơ phản lực nhưng loại   máy bay này vẫn có thể đem theo 24 tấn vũ khí bao  gồm cả bom nguyên tử và vũ khí thông thường. Cũng   như 2 người anh em cũng rất nổi tiếng của mình là  Tu-95 và Tu-160, những chiếc Tu-22M3 có khả năng   hoạt động tác chiến trong những điều kiện địa lý  khắc nghiệt nhất. Đặc biệt, dòng oanh tạc cơ này   còn được trang bị loại radar M-202 phía trước mũi  và radar PRS-3A ‘Argon phía sau, cho máy bay khả   năng nhận diện, bảo vệ và tấn công mọi mục tiêu,  trong mọi điều kiện thời tiết, không kể ngày đêm.  Một điểm nhận diện thú vị của dòng Tu-22M3 đó  chính là ngọn lửa xanh huyền ảo không thể lẫn   đi đâu được từ 2 động cơ NK 25 phát ra ngay khi  máy bay bắt đầu cất cánh.

Được sinh ra với mục đích tấn công các nhóm  tác chiến tàu sân bay của hải quân Hoa Kỳ,   mỗi chiếc Tu-22M3 có thể mang theo 10 tên lửa  diệt hạm Raduga Kh-15 cho khả năng bay cao đến   40.000m và bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ  đạt đến mach 5 hoặc 3 tên lửa chống hạm cỡ lớn,   vượt trội hơn về mọi mặt so với Kh 15 là  Raduga Kh-22 có thể được lắp đầu đạn hạt nhân.   Raduga Kh-22 được NATO liệt vào hàng những vũ khí  đặc biệt nguy hiểm với tầm bắn tới 600km. Dòng   Kh-22 dù bị chính quân đội Nga cho là lạc hậu, lỗi  thời khi so với các thế hệ tên lửa mới thế nhưng   theo nhiều chuyên gia quân sự, dựa vào cơ chế  tăng tốc từ mach 1.5 lên mach 3 sau 22km và lao   xuống một góc khoảng 30 độ với tốc độ lên tới mach  4.1, loại tên lửa này vẫn rất khó bị đánh chặn, đủ   sức gây khó dễ cho các hệ thống phòng không tiên  tiến được tích hợp trên các chiến hạm của NATO.  Tùy theo đặc thù của từng nhiệm vụ mà loại máy  bay ném bom tàng hình siêu thanh này có thể được   gắn lắp các loại bom dẫn đường có sử dụng đầu dò  laser hiện đại như KAB-500L với tính năng hiệu   chỉnh đường lượn của bom theo quỹ đạo tấn công  tối ưu hoặc bom KAB-1500 nặng tới 1,5 tấn và có   thể xuyên sâu vào lòng đất 20m trước khi phát  nổ để hủy diệt hoàn toàn mục tiêu. Được biết,   loại bom này thường được sử dụng khi tấn công  các mục tiêu kiên cố đặc biệt – căn cứ vùng núi,   hầm ngầm của trung tâm chỉ huy, các công trình bê  tông cốt thép khép kín, kho chứa vũ khí.

Ngoài ra,   một số loại vũ khí có sức công phá lớn khác như  KAB-500S-E hay tên lửa FAB-250 cũng có thể được   lắp đặt trong khoang chứa bom của Tu-22M3. Đây  đều là những vũ khí có sức công phá thuộc hàng   mạnh nhất trong kho bom phi hạt nhân của Nga. Đáng chú ý là vào hồi tháng 4 vừa qua,   khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang  có những diễn biến hết sức căng thẳng thì một   loại bom mang tên FAB-3000 ( biệt danh: bom búa  tạ)- dường như chưa từng được quân đội Nga sử dụng   trong các chiến dịch trước đây đã được xem xét  lắp đặt trên những chiếc Tu-22M3 sử dụng nhằm

Dù có ngoại hình có phần nhỏ bé nhưng loại máy  phóng này có thể mang tới 6 quả tên lửa cộng   với 4 tên lửa khác được gắn trên 2 giá treo dưới  cánh, cho phép chiếc Tu-22M3 mang tới 10 tên lửa   trên 1 máy bay, quá đủ để tấn công, gây tổn thất  đáng kể cho 1 nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu.  Đặc biệt, quân đội Nga cũng đang dần loại bỏ  thế hệ tên lửa Kh-22 lạc hậu này, thay vào đó   là phiên bản nâng cấp của nó, chính là dòng là  Raduga Kh-32 có tầm bắn đạt tới 1000 km(tương   đương khoảng cách từ bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng  đến quần đảo Hoàng Sa). Theo nhiều nguồn tin,   Nga đang có kế hoạch nâng cấp toàn bộ phi  đội Tu-22M3 của nước này lên chuẩn Tu-22M3M,   cho phép chúng mang siêu tên lửa Kinzhal với  tầm bắn 2.000 km với tốc độ gấp 12 lần âm thanh.  Ngoài ra, thiết kế cánh cụp cánh xòe có thể thay  đổi hình dạng bất cứ khi nào trên dòng Tu-22M3   cũng cho phép loại máy bay này có khả năng cất  cánh từ những đường sân bay dã chiến cực ngắn, bay   lên với vận tốc 15m/s nhưng vẫn tiết kiệm nhiên  liệu ngay cả khi bay với vận tốc cực đại mach   1.88, vượt xa tốc độ tối đa mach 1.25 của chiếc  máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe B-1 Lancer được   Mỹ cho ra mắt vào năm 1974. Cũng nhờ thiết kế hết  sức thông minh này mà chiếc Tu-22M3 có tầm bay đạt   tới 6.800 km, trần bay đạt 13.300 m là những con  số hết sức ấn tượng đối với một chiếc oanh tạc cơ.  Chính vì những thông số hết sức ấn tượng này mà  Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương(NATO) tỏ ra  hết sức lo lắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!