Top 5 UAV Cảm Tử Đe Dọa Mọi Đội Quân Trên Thế Giới
Có trong tay nguồn tài nguyên chiến lược tưởng chừng như vô tận cùng những nhà khoa học quân sự kiệt xuất hàng đầu thế giới, có thể coi Nga là trường hợp điển hình cho câu nói:” không thể dựa vào GDP để so sánh sức mạnh tổng thể của các quốc gia” khi chỉ với quy mô GDP chưa đến 1500 tỷ USD, quốc gia này không những chưa hề đi sau bất kỳ quốc gia nào về bất kỳ lĩnh vực quốc phòng nào mà còn phát triển nên những hệ thống vũ khí với hiệu quả thực chiến mà ngay cả những “siêu cường” 17500 tỷ USD như Trung Quốc hay 20000 tỷ USD như Mỹ chưa thể chạm tới
Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến hệ thống UAV cảm tử Lancet-3. Là phiên bản hiện đại hóa sâu của UAV cảm tử Lancet, UAV cảm tử Lancet-3 (hay còn gọi là đạn tuần kích) gây ấn tượng cực mạnh với hình dáng khí động học đặc biệt hình chữ X Đối xứng xếp song song dọc theo thân máy bay. Với trọng lượng chỉ 12kg cùng khả năng mang thêm tải trọng nặng 3kg, sức mạnh đầu đạn được trang bị trên UAV Lancet-3 mặc dù chỉ tương đương với 1 quả đạn pháo cỡ 57mm( có thể là loại đầu đạn nhiệt áp, nổ lõm hoặc văng mảnh tùy theo từng nhiệm vụ) nhưng với tốc độ bay 110km/h cùng thời gian hoạt động lên tới 40 phút, Lancet 3 có thể dễ dàng đánh đột nóc bất kỳ mục tiêu nào bằng cách thực hiện lối tấn công bổ nhào từ trên cao xuống với tốc độ 300km/h ngay khi khóa mục tiêu. Với tốc độ tấn công này, việc đánh chặn chiếc uav khi chúng đã bước vào giai đoạn tấn công bổ nhào là cực kỳ khó khăn và nguy hiểm đối với binh lính hộ tống xe thiết giáp và các phương tiện cơ giới. Điều đó có nghĩa là để chống lại những chiếc UAV Lancet-3, các binh lính sẽ buộc phải bắn hạ được chúng trước khi những cỗ máy chết người này bước vào giai đoạn khóa mục tiêu và bổ nhào. Thế nhưng, Lancet -3 cũng được cho là có khả năng hoạt động hiệu quả với 2 chế độ đó là tương tác với trạm điều khiển và tự vận hành hoàn toàn. Khả năng này rõ ràng sẽ cho phép vài người lính sử dụng Lancet-3 có thể dễ dàng điều khiển bầy đàn UAV với quy mô hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc Lancet-3 thực hiện các cuộc đột kích theo nhóm vào các mục tiêu với độ chính xác cực kỳ cao và như vậy, dù có thể bắn hạ được vài ba chiếc UAV cảm tử Lancet-3, các vật thể bọc thép hoặc công trình phòng thủ cũng khó có thể an toàn trước số lượng lớn những chiếc UAV Lancet-3 còn lại. UAV Lancet-3 cũng được cho là hệ thống UAV đầu tiên trên thế giới có thể chống lại chính đồng loại của nó- những chiếc UAV khác bằng cách quần thảo trên không và lao thẳng vào ngay khi người điều khiển thực hiện khóa mục tiêu thành công.
Tiếp đến là dòng UAV cảm tử Switchblade 600. Là UAV cảm tử có kích thước nhỏ nhưng vẫn lớn hơn đáng kể so với dòng Lancet-3 của Nga, Switchblade 600 có trọng lượng nặng hơn 54kg tầm bay xa tới 80km mang theo hệ thống camera, các thiết bị dẫn đường và một đầu đạn xuyên giáp trọng lượng 3kg cho phép tiêu diệt cả các loại phương tiện bọc thép hạng nặng tạo nên mối nguy đặc biệt cho các đội hình tăng thiết giáp. Một trong những điểm đáng giá trên dòng Switchblade 600 đó là dòng UAV cảm tử này được trang bị tới 4 cảm biến điện quang và hồng ngoại kép tích hợp hệ thống cân bằng 2 trục giúp duy trì khả năng nhận diện chính xác các mối nguy xung quanh, khiến chúng dễ dàng lẩn tránh khỏi các biện pháp truy quét UAV của quân địch. Ngoài ra, Switchblade 600 còn có một phiên bản khác nhỏ gọn hơn, đó là mẫu Switchblade 300 với chiều dài chỉ chưa đến 61 cm và có trọng lượng chỉ 2,5 kg, đặt vừa trong ba lô của người lính nhưng có tầm hoạt động tới 10km. Nó được tích hợp một loại đạn nổ tiên tiến của Northrop Grumman có khả năng tiêu diệt một nhóm binh sĩ ở khoảng cách gần, nhưng không đủ mạnh để gây nhiều sát thương cho xe tăng. Với thế mạnh về công nghệ điện tử hiện đại, người Mỹ còn trang bị trên Switchblade 600 một tính năng khác cho phép người vận hành hủy bỏ nhiệm vụ bất cứ lúc nào và thực hiện lại nhiệm vụ với cùng mục tiêu đó hoặc mục tiêu khác nhiều lần, giúp khắc phục phần nào các tình huống bất ngờ xảy ra trên chiến trường như binh lính đánh giá không chính xác mức độ quan trọng của mục tiêu hoặc mục tiêu đã bị tiêu diệt từ trước khi UAV kịp tấn công.
Bên cạnh mẫu Lancet-3, dòng UAV cảm tử KUB cũng được người Nga xem là một trong những mũi chủ lực, giúp an bài thế cục cho mọi kẻ thù. Trên thị trường vũ khí thế giới, các vũ khí xuất xứ từ Nga có thể đơn giản, rẻ tiền nhưng chưa bao giờ bị đánh giá là kém bền và thiếu hiệu quả, điều đó đúng ngay cả với dòng vũ khí dùng 1 lần như loại UAV cảm tử KUB do tập đoàn Kalashnikov phát triển. Hiện chưa rõ giá thành của 1 hệ thống UAV cảm tử KUB. Tuy nhiên, theo một đại diện của Kalashnikov, nó đã sẵn sàng để sử dụng và giá cả “rất rẻ”. Được giới thiệu công khai vào năm 2019, dòng UAV cảm tử KUB mang trong mình biệt danh “bè lũ chết chóc” đã gây ấn tượng mạnh nhờ khả năng bay với tốc độ lên tới 130km/h nhưng chỉ trong thời gian 30 phút, khá ngắn so với các dòng UAV cảm tử khác trong danh sách này nhưng bù lại, UAV KUB có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối bằng đầu đạn nặng 3kg. Loại UAV với chiều dài chỉ 1,2m này còn gây chú ý nhờ tiếng ồn phát ra của chúng đều ở mức cực thấp ngay cả khi triển khai với số lượng lớn và các binh lính có thể triển khai ở bất kỳ không gian nào, bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Ngoài ra, khả năng thực hiện động tác đổ góc và tấn công ở một góc thẳng đứng cũng khiến loại máy bay này trở nên cực kỳ nguy hiểm không chỉ đối với các loại xe tăng, xe tải mà thậm chí còn tạo ra nguy cơ đối với các loại máy bay vận tải, máy bay dân dụng.
Đặc biệt, dòng UAV cảm tử Harop của Israel được xem là vượt trội so với các đối thủ đến từ Mỹ, Nga Là UAV cảm tử đáng sợ nhất thế giới, UAV cảm tử Harop hiện vẫn được coi là đỉnh cao công nghệ UAV của nền công nghiệp quốc phòng Israel. Mang trong mình kích thước khá lớn so với các dòng UAV có trong danh sách này, những chiếc UAV Harop có chiều dài tới 2,5m, sải cánh 3m nhưng bù lại, chúng lại có thể duy trì tốc độ hành trình lên tới 185km/h và thời gian hoạt động hiệu quả lên tới 6h đồng hồ. Nếu những loại UAV cảm tử với kích thước nhỏ thường chỉ đủ sức mang loại đầu đạn nặng từ 3kg-5kg bị cho là quá yếu và chỉ có thể gây hư hại cho những phương tiện vận tải hoặc xe tăng trong các điều kiện thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, riêng dòng UAV Harop mang theo loại đầu đạn nặng tới 20kg sẽ là quá thừa thãi trong trường hợp được sử dụng để tiêu diệt xe tăng chủ lực mặc dù cái giá 3 triệu USD của nó vẫn là quá rẻ mạt so với mức giá tới 4,5 triệu USD của 1 chiếc xe tăng như T-90MS. Thay vào đó, với khả năng thâm nhập cao, thực hiện tốt các động tác bay bám địa hình, lượn lờ thám thính kèm tính năng ghi nhận,dò tìm tín hiệu radar của đối phương và tự động phân tích cơ sở dữ liệu, mục tiêu thực sự của những chiếc UAV cảm tử này là những trạm radar nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, những hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung được hỗ trợ bởi các tổ hợp phòng thủ cực kỳ chặt chẽ. Thậm chí trong nhiều trường hợp, loại UAV này có thể phối hợp với các loại tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu khác giúp tăng cường hiệu quả tấn công, nhất là đối với mục tiêu là các chiến hạm hoặc kho tàng phe địch. Ngoài ra, phạm vi hoạt động lên tới 1000km của chúng cũng cho phép các binh lính thực hiện nhiệm vụ tấn công từ khoảng cách an toàn, đủ để họ tránh các tình huống gặp nguy hiểm trên chiến trường hoặc bị quân địch truy sát.
Cuối cùng là mẫu UAV cảm tử Mini-Harpy nhỏ bé có trọng lượng chỉ 45kg, nhẹ hơn 10kg so với Switchblade 600 nhưng lại có khả năng mang đầu đạn nặng tới 8kg, vượt trội so với các dòng UAV cùng loại và quá đủ để tiêu diệt 1 chiếc xe tăng chủ lực. UAV cảm tử Mini Harpy gây quan ngại ngay cả đối với đội quân hiện đại nhờ sơn phủ tàng hình và động cơ điện, gây khó khăn rất lớn cho hoạt động truy sát, phòng ngự. Không như dòng UAV HAROP, UAV cảm tử Mini Harpy có thể được phóng từ hầu hết mọi không gian phổ biến và sau khi bay bay liên tục trên không với thời gian tối đa 2 giờ, chiếc UAV sẽ tiêu diệt mục tiêu bằng các bổ nhào xuống theo lệnh của người điều khiển Trong cuộc duyệt binh mới được tổ chức tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa tại khu tự trị Nội Mông nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc — PLA, UAV cảm tử Harpy đã xuất hiện như một biểu tượng cho sức mạnh hiện đại của quân đội Trung Quốc. Sự có mặt của UAV này bên cạnh các loại vũ khí nội địa hiện đại nhất cho thấy Trung Quốc đánh giá rất cao vai trò của phương tiện trên. Rõ ràng, những UAV cảm tử rẻ tiền nhưng hiệu quả đang ngày càng khẳng định được vị thế không thể bàn cãi của mình trên chiến trường thực tế, cho dù phe sử dụng có là những quốc gia nhỏ bé với tiềm lực quốc phòng hạn chế hay những siêu cường hùng mạnh bậc nhất. Đặc biệt, nhờ khả năng dễ dàng chế tạo nội địa, làm chủ hoàn toàn công nghệ trong khi không cần nền tảng công nghiệp vững chắc, những chiếc UAV cũng được xem là giải pháp cho những đội quân của những quốc gia có tiềm lực hạn chế về mọi mặt có thể đánh lại bất kỳ đội quân xâm lược nhà nghề nào.