Top 5 Tên Lửa Đạn Đạo Liên Lục Địa Mạnh Nhất Thế Giới

Top 5 Tên Lửa Đạn Đạo Liên Lục Địa Mạnh Nhất Thế Giới

Dù không phải là quốc gia đầu tiên tạo ra  vũ khí nguyên tử nhưng Nga hiện đang được   nhiều người coi là quốc gia sở hữu sức mạnh  răn đe hạt nhân lớn nhất thế giới không chỉ   bởi kho vũ khí của nước này có khoảng  5977 đầu đạn mà còn là cả những mẫu tên   lửa đạn đạo liên lục địa đủ sức xuyên  phá mọi hệ thống phòng thủ tốt nhất. Và trong số các ICBM cũng như hàng tá các chủng  loại vũ khí cấu thành nên kho vũ khí mang sức mạnh đủ hiện thực hoá các kịch bản ngày tận thế  đến tới bất kỳ vùng lãnh thổ nào trên thế giới

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars hiện đang nổi lên với vị thế là  cơ sở nòng cốt của binh chủng tên lửa chiến lược,   1 biểu tượng của lực lượng răn đe hạt nhân Nga. Con trai quỷ Sa tăng” là biệt danh của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược RS-24 Nga. Vũ khí này mang trong mình sức mạnh huỷ diệt khiến Mỹ và phương Tây luôn phải cảnh giác đề phòng. Tên lửa đạn đạo RS-24 Yars có chiều dài 23 mét, đường kính 2m, được thiết kế dựa trên tên lửa SS-29 Topol-M. Tên lửa có thể mang được đến 4 đầu đạn với sức công phá mỗi đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton, cùng khả năng vươn đến mục tiêu cách địa điểm phóng tối đa 11.000 km

Tuy nhiên, khi nói về dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa thực sự khiến các cường quốc phương Tây bất lực trong khả năng tìm ra các giải pháp ngăn chặn, mẫu RS-28 Sarmat của Nga với sức công phá được cho là đủ để làm bốc hơi một nửa bờ biển của các lục địa lớn, mới được xem là loại ICBM mạnh nhất mà nhân loại từng chế tạo. Về thông số kỹ thuật Sarmat có tầm bắn gần 18.000 km và mang theo từ 10 -15 đầu đạn đa đầu hướng tiếp cận độc lập (MIRV) có sức công phá 50 megaton. Nói cách khác, Sarmat có khả năng hủy diệt lớn hơn 35 lần so với Minuteman III.Thế nhưng, chỉ chừng đó thôi vẫn là chưa đủ để khiến Sarmat trở nên đặc biệt nguy hiểm, vượt trội hơn hẳn các mẫu tên lửa đạn đạo chiến lược khác đến từ phương Tây nếu loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này không sở hữu khả năng phóng bay vòng qua Nam Cực, né tránh mạng lưới cảnh giới hướng về phía cực bắc của Mỹ rồi giáng đòn tấn công xuống bất kỳ mục tiêu nào mà người Nga muốn trên thế giới trước sự bất lực của các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân.

Nhưng không phải đến khi Sarmat xuất hiện, sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược của người Nga mới đủ sức tạo mối uy hiếp đến sự tồn vong của bất kỳ đối thủ nào mà ngay cả hệ thống tên lửa R-36M Voyevoda mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là SS-18 Satan, được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô cách đây hơn 40 năm cũng đã được xem là thứ vũ khí có tính răn đe lớn nhất đối với siêu cường số 1 toàn cầu đến tận ngày hôm nay. Được Liên Xô phát triển từ năm 1969, R-36M Voyevoda gây choáng ngợp bởi kích thước quá khổ với chiều dài 34,3 m, đường kính 3 m, mang đầu đạn 8,8 tấn cùng trọng lượng phóng 211,1 tấn, là loại tên lửa liên lục địa nặng nhất mà con người từng chế tạo. Thế nhưng, nếu thứ vũ khí của người Liên Xô chỉ đơn thuần là 1 tên lửa có kích thước khổng lồ, đủ sức mang theo lượng nhiên liệu lớn cho tầm bắn tới 16000km, nó sẽ khó có thể tạo nên sức uy hiếp đáng kể cho Hoa Kỳ khi quốc gia này có thể nắm được quỹ đạo của chúng và nhanh chóng phát triển thêm các thiết bị phòng thủ tầm xa hiệu quả, đủ sức triệt hạ những con quỷ satan này ngay cả khi người Liên Xô có sử dụng hầm silo ẩn sâu dưới lòng đất để vô hiệu hoá khả năng trinh sát, tấn công phủ đầu của quân đội Mỹ. Vì vậy, khi phát triển nên hệ thống R-36M, các chuyên gia Liên Xô đã không quên tích hợp cho chúng 1 hệ thống dẫn hướng quán tính với độ chính xác cực cao cùng hầm phóng có chức năng duy trì nhiên liệu ở trạng thái trực chiến thời gian dài, giúp các tên lửa có thể luân phiên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trong đó, loại ICBM mà Mỹ mới có cuộc phóng thử từ tháng 9/2022 mang tên Minuteman III đang được kỳ vọng trở thành loại vũ khí răn đe chiến lược thế hệ chủ chốt thế hệ mới, đủ sức giúp Mỹ duy trì thế thượng phong ngay cả trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, có chiều dài 18.3m, đường kính thân 1.67m, cho tầm bắn tối đa 9.700 km khi mang đầu đạn hạt nhân, Minuteman III dù chỉ có trọng lượng 36 tấn nhưng nhờ sử dụng 3 loại động cơ khác nhau với Thiokol TU-122 (M-55) ở giai đoạn 1, Aerojet-General SR-19-AJ-1 ở giai đoạn 2 và Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1 làm động cơ đẩy ở giai đoạn 3, loại tên lửa đạn đạo này có thể được phóng đi với vận tốc 24.000km/h, trở thành loại ICBM nhanh nhất thế giới, đủ sức vô hiệu hoá mọi hệ thống đánh chặn tiên tiến nhất thế giới hiện tại, kể cả khi địa điểm phóng được đặt trong tầm đánh chặn của các hệ thống phòng thủ cực kỳ hiện đại như S-400, S-500. Không những thế, tên lửa Minuteman III áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62 có đương lượng nổ 170 kilotons hoặc đầu đạn nhiệt hạch W78, W87 có đương lượng nổ từ 170-500 Kingston (tương đương 500.000 tấn TNT), cho sai số mục tiêu chỉ từ 85 – 450m, nhỏ hơn cả R-36M đến từ Nga. Thậm chí, theo một số nguồn tin quân sự, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này, quá thừa thãi để giành lợi thế bằng chiến thuật tấn công dứt điểm, dồn dập trong thời gian cực ngắn vào các lãnh thổ cực rộng lớn ngay những ngày đầu nổ ra chiến tranh hạt nhân. Vì vậy, dù không có sức tàn phá như Sarmat nhưng rõ ràng, về sức mạnh tổng thể, Minuteman III của Mỹ không hề thua kém. Thậm chí, dòng ICBM còn có phần lợi thế hơn trên chiến trường thực tế khi người Mỹ có thể bố trí chúng tại các lãnh thổ của đồng minh có vị trí ngay xung quanh Nga, cho phép quân đội Hoa Kỳ vẫn có thể phát động tấn công toàn diện ngay cả khi bị Moscow giáng đòn tấn công trước. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì người Mỹ có thể làm, bởi bên cạnh Minuteman III, người Mỹ còn có trong tay loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm mạnh nhất thế giới mang tên UGM-133A Trident II D5 Mang trong mình khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách tối đa 12000 km và độ sai số mục tiêu chỉ 90m, tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn Trident II D5 với việc sử dụng chính những tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ làm bệ phóng di động, giúp lựa chọn vị trí phóng tuỳ thích giữa lòng các đại dương được cho là sẽ giúp Hoa Kỳ hoàn toàn làm chủ tình hình, ngay cả khi cuộc chiến tranh hạt nhân đang ở thời khắc khốc liệt hơn bao giờ hết. Vì là loại ICBM phóng từ tàu ngầm, Trident II D5 chỉ nặng 59 tấn, chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m nhưng nhờ được làm bằng loại vật liệu composite (graphite/epoxy) với công nghệ đặc biệt tiên tiến của Mỹ, Trident II D5 vẫn đủ sức mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn, đủ sức huỷ diệt hoàn toàn bất kỳ thành phố nào. Chưa dừng lại ở đó, tên lửa Trident II cũng được tích hợp thêm công nghệ tàng hình, giúp giảm thiểu khả năng bị phát hiện bằng radar của đối phương khiến nhiệm vụ đánh chặn loại tên lửa này gần như là bất khả thi mặc dù bản thân việc được phóng từ tàu ngầm đã khiến các cuộc tấn công của nó cực kỳ khó phòng thủ. Quả thật, dù mang trong mình sức mạnh, tốc độ cùng khả năng xoay chuyển cực kỳ ấn tượng, là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh vô tận trong sức mạnh trí tuệ của nhân loại. Nhưng trớ trêu là chính những tên lửa đạn đạo liên lục địa vốn ban đầu được sinh ra với vị thế là thứ vũ khí tối thượng, giúp bảo vệ vĩnh viễn tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù nào thì ngay bây giờ, chính chúng lại đang đẩy những cường quốc vào cái gọi là”kịch bản huỷ diệt lẫn nhau giữa các phe”. Liệu có khi nào những tiên đoán của nhà bác học thiên tài Albert Einstein về 1 thế chiến thứ 4 với sự tham gia của các loại vũ khí là gậy gộc và đá sẽ trở thành sự thật hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!