Thiêu Rụi Cả Ph.áo Đài Kiên Cố Nhất Nhưng Vì Sao S.úng Phun Lửa Lại Bị C.ấm Sử Dụng Trên Chiến Trường?

Ý tưởng sử dụng lửa làm vũ khí đã xuất hiện ngay khi con người tìm ra lửa, và Hy Lạp là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng lửa vào chiến tranh. Theo nhiều sử liệu khác nhau, vào thế kỷ thứ 7, Đế Chế Byzantine đã trở thành những người đầu tiên nghiêm túc với ý tưởng này khi họ bắt đầu sử dụng một loại vũ khí có tên là “Lửa Hy Lạp”, để chống lại các cuộc tấn công của người Hồi giáo.
Chúng được cho là có chứa hỗn hợp chất lỏng dầu đốt, lưu huỳnh, vôi sống và một số nguyên liệu khác, vô cùng nguy hiểm và rất dễ bắt lửa. Người Byzantine gắn thứ vũ khí này dọc theo những bức tường của thành phố Constantinople và trên những chiến hạm của họ. Hỗn hợp chất lỏng vốn chủ yếu là dầu hỏa, vì vậy nó có thể cháy ngay cả khi chạm vào nước, chính điều đó đã khiến cho “Lửa Hy Lạp” trở thành một thứ vũ khí cực kỳ lợi hại trong thủy chiến. Trong chiến trận, quân đội của Byzantine đẩy hỗn hợp này từ thùng chứa và thông qua một ống đồng nhỏ. Áp suất lớn khi đi qua các ống này sẽ khiến hỗn hợp đẩy ra cực mạnh, và khi nó đi tới phần cuối của ống đồng, vốn được châm lửa sẵn thì sẽ tạo ra một luồng lửa lớn và dài tới cả chục mét, khiến cho kẻ địch cực kỳ kh.iếp sợ khi đối mặt với thứ vũ khí này.
Súng phun lửa là mặc dù được gọi là súng nhưng nó lại có thiết kế giống với một bình xịt áp lực hơn là một khẩu súng. Cấu tạo của nó bao gồm hai bộ phận, một là bình nén chứa nhiên liệu phía sau và một vòi phun. Khi sử dụng người lính sẽ đeo bình nén phía sau lưng và cầm vòi phun ở phía trước bụng. Họ sẽ không cần phải ngắm bắn như khi sử dụng các loại súng thông thường khác mà sẽ vừa bắn vừa điều chỉnh đường phụt lửa giống như khi bạn sử dụng vòi phun nước vậy. Thế nên, xét trên nhiều góc độ khác nhau thì đây không phải là một loại súng mà chỉ đơn giản là một bình xịt nhiên liệu gây cháy cỡ nhỏ mà thôi. Súng phun lửa thông thường sẽ có 3 bình chứa, 2 bình lớn bên ngoài chứa hỗn hợp chất lỏng dễ cháy. Bình nằm giữa chứa khí gas và khi bạn mở van khí gas thì nó sẽ chạy thẳng ra họng súng. Tại đây, có một bộ phận đánh lửa chạy bằng pin, kích hoạt bộ phận đánh lửa này sẽ làm cháy khí gas và tạo ra một đốm lửa nhỏ trước họng súng. Hai bình hỗn hợp chất lỏng được dẫn qua một ống khác và cũng chạy thẳng vào họng súng. Hỗn hợp này sẽ được nén với áp suất lớn và phun ra cực mạnh khi người sử dụng bóp cò. Hỗn hợp được đốm lửa tạo bởi khí gas đốt cháy và trở thành một luồng lửa dài có thể bay xa tới 40-80 mét, ngay lập tức bám dính vào mọi thứ trên đường bay của mình.
Tại sao lửa lại dính được? Tôi cũng nghĩ là tôi nghe nhầm cho đến khi biết nhiên liệu của súng phun lửa có chứa một loại keo. Loại keo này được trộn chung vào nhiên liệu khiến nó có đặc tính bám dính trên bề mặt dựng đứng mà không bị trôi xuống như các loại chất lỏng thông thường khác. Mục đích của việc này là do khi tác chiến dưới trời mưa lớn, nếu không có khả năng bám dính thì những đám cháy do súng phun lửa gây ra sẽ dễ dàng bị nước mưa xối xả cuốn trôi đi mất, thậm chí là trôi ngược về phía quân mình, vậy nên khả năng bám dính là rất quan trọng đối với loại súng đặc biệt này.
Kể từ khi ra đời, súng phun lửa đã trở thành một gương mặt thương hiệu, luôn được các binh lính ưa chuộng để sử dụng trong không gian chật hẹp như chiến tranh chiến hào và chiến tranh đô thị. Thật vậy, không chỉ bám dính vào cơ thể người gây bỏng nặng mà súng phun lửa khi sử dụng trong không gian hẹp như boong-ke, hầm ngầm còn đốt sạch không khí phía bên trong, buộc đối phương phải bỏ chạy ra ngoài. Trong tác chiến đô thị, mỗi một căn nhà, một căn phòng đều có thể được dọn dẹp sạch sẽ chỉ bằng một lần sử dụng súng phun lửa, đảm bảo đối phương không thể ẩn nấp và tấn công bất ngờ quân ta. Nhiệt lượng phát ra từ vũ khí này cũng có thể kích nổ hoặc phá huỷ mọi loại mìn, bẫy, được đối phương giăng ra trên đường rút lui. Còn khi bị nó phụt trúng người thì tôi tin chắc là bạn không muốn tưởng tượng đến đâu. Tất cả những cái lớp keo này sẽ bám lên cơ thể của người xấu số, gây ra những vết bỏng cực sâu, khiến họ bị thương nặng, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng nếu không được sơ cấp cứu đúng cách. Nghĩ thôi đã thấy đau rồi!
Vậy mới nói, đây là loại vũ khí thực sự quá đa năng nhưng cũng có nhiều nguy hiểm đang tiềm ẩn, vì chắc hẳn không ít lần bạn xem phim và thấy những người lính vác theo khẩu súng phun lửa trên vai bị nổ tung, biến thành mồi ngon cho lửa ngay khi bình chứa nhiên liệu trên vai anh ta bị bắn trúng. Như vậy, không ai có thể phủ nhận một điều rằng các phân đội phun lửa góp phần giải quyết những vấn đề có tính then chốt, có tác động trực tiếp đến tốc độ tiến công của các lực lượng trong trận đánh. Nhất là giải quyết các tình huống chiến đấu như tiêu diệt các hỏa điểm, hầm ngầm, các phương tiện cơ giới… tạo điều kiện cho bộ binh và xe tăng vượt cửa mở, thọc sâu và phát triển chiến đấu. Dù súng phun lửa mang trong mình sức hủy diệt khủng khiếp như vậy nhưng tôi nghĩ rằng việc cấm loại vũ khí này trong chiến tranh có lẽ nên được mọi quốc gia trên toàn thế giới cam kết. Bởi vì hậu quả mà chúng gây ra thật sự quá đỗi kinh hoàng.