Tại Sao Tất Cả Xe Tăng Đều Sợ RGW-90 Của Đức?

Tại Sao Tất Cả Xe Tăng Đều Sợ RGW-90 Của Đức?

RGW-90 là phiên bản súng phóng lựu Matador của  Đức. Trong đó, Matador (Man- portable Anti-Tank,   Anti-Door)- tức là loại súng phóng lựu không giật  dùng một lần. RGW-90 Matardor được phát triển và   sản xuất bởi công ty Dynamit Nobel Defense.

Đây  là một công ty quốc phòng có trụ sở tại Đức,   là công ty kế thừa trực tiếp và phần còn lại  của Dynamit Nobel sau khi một phần đáng kể   cơ sở vật chất của công ty này bị tháo  dỡ sau thế chiến 2 và chiến tranh lạnh.  Có thể bạn chưa biết, Dynamit Nobel chính là  công ty được sáng lập bởi một trong những nhà   khoa học vĩ đại nhất lịch sử nhân loại; ông  Alfred Nobel. Dù đã bị thu hẹp đáng kể về quy   mô và nguồn lực so với trước kia, nhưng công ty  này vẫn cho ra đời một số dòng mìn chống tăng,   súng cỡ nhỏ cho quân đội, súng thể thao và  cả mẫu súng phóng lựu không giật lừng danh   RGW-90 Matador. RGW-90 cũng có một cái tên  khác ít được biết đến hơn là Panzerfaust 90.   Vì vậy, xét về một mặt nào đó thì RGW-90 có thể  được coi là một trong những hậu duệ trực tiếp của   dòng Panzerfaust 30 từng gây thiệt hại nặng nề cho  những chiếc T-34 huyền thoại và khiến Hồng quân   phải lắp thêm các rào chắn quanh những chiếc T-34  mà theo nguyên soái Zhukov thì đây chỉ là một giải   pháp nhắm trấn an tinh thần của binh sĩ là chính” RGW-90 được coi là một loại vũ khí với giá cả phải chăng đáp ứng được các yêu cầu của  chiến tranh hiện đại. Súng hiện đang   được sản xuất tại Đức, Israel và Singapore.

Trong một thân hình nhỏ gọn nhưng bền bỉ, súng   phóng lựu không giật cỡ nòng 90 mm RGW-90 Matador  với trọng lượng vỏn vẹn 9kg và chiều dài tổng thể   chỉ 1m hiện là loại vũ khí ưa thích của lục quân  các quốc gia Đức, Anh, Singapore, Israel. Thậm chí   ngay cả quân đội Việt Nam vốn đã quá quen với các  loại vũ khí Nga- Xô cũng đã mua và trang bị loại   vũ khí này cho lực lượng Hải quân đánh bộ tinh  nhuệ. Đáng chú ý nhất là vào hồi tháng 6 vừa qua,   không kịp đợi các lô vũ khí được viện trợ đến nơi,  chính quyền Ukraine đã mạnh tay mua khẩn cấp 2.900   súng phóng lựu RGW-90 Matador bằng một phần trong  tổng ngân sách ít ỏi còn lại với hy vọng chúng   có thể giúp các binh sĩ đang chống cự ở các đô  thị có thể ngăn cản bước tiến của quân đội Nga.  Sở dĩ RGW-90 được rất nhiều đơn vị bộ binh tinh  nhuệ ưa chuộng không chỉ bởi chúng gọn, nhẹ,   dễ dàng mang theo khi hành quân mà còn bởi sự  đa năng của chúng trong khả năng tấn công các   mục tiêu.

Cụ thể, khi sử dụng những loại súng  chống tăng, súng không giật thông thường trong   nhiệm vụ tấn công vào lãnh thổ đối phương, người  lính thường sẽ phải vất vả mang theo một số lượng   lớn các loại đạn chuyên dụng cho chống tăng,  phá tường riêng biệt. Điều này rõ ràng sẽ khiến   trang bị của người lính trở nên nặng nề và cồng  kềnh hơn, gây bất lợi trong quá trình chiến đấu.  Tuy nhiên, đây sẽ không còn là vấn đề khi những  người lính sử dụng RWG-90. Với loại vũ khí này,   chỉ một viên đạn phản lực đã cho phép người  lính có 2 chế độ lựa chọn bắn. Nếu mục tiêu   là các loại xe thiết giáp, người lính sẽ  sử dụng chế độ HEAT. Đây là chế độ nổ lõm,   dùng để xuyên thép tương tự như ở các loại  súng chống tăng thông thường. Ở chế độ này,   thuốc nổ được bọc bên ngoài tấm tích năng hình  phễu được làm loại bằng vật liệu nặng và mỏng. Khi   tiếp cận mục tiêu, quả đạn sẽ tạo ra một phễu hội  tụ năng lượng vào điểm. Từ điểm này, hiệu ứng nổ   lõm sẽ tạo nên một lỗ nhỏ, xuyên sâu qua vỏ thép của phương tiện cơ giới địch. Còn ở chế độ HESH, đây là chế độ ngược với HEAT, tức là bắn đạn không có khả điều hướng năng lượng của vụ nổ   vào một chỗ như HEAT. Đây là chế độ dùng để tạo ra  những lỗ hổng tương đối lớn lên những bức tường.  Để làm được điều này, người ta đã bố trí trên  mỗi viên đạn tên lửa sử dụng chất nổ dẻo của   RWG-90 một cần truyền lực chạm nổ được bố trí  ngay đằng sau. Khi muốn sử dụng chế độ HEAT,   người ta chỉ cần mở rộng mũi cần để khi bắn,  viên đạn đẩy mũi cần chạm mục tiêu thì liều phá   dẻo sẽ được bung ra thành một vòng nổ, đủ sức xé  toạc bức tường dày 75- 100cm. Còn ở chế độ HESH,   mũi cần sẽ được rút lại để tạo hiệu ứng  nổ lõm khi viên đạn chạm vào mục tiêu.  Đối với những loại súng phóng lựu không giật  dù sử dụng loại đạn có sức xuyên mạnh nhưng độ   chính xác không cao, người lính thường gặp khó  khăn khi bắn phá các lô cốt, điểm phòng thủ của   địch khi chúng được bao bọc bởi nhiều lớp bao cát  khắp các mặt xung quanh cứ điểm. Thì với RGW-90,   người lính cũng có thể dựa vào độ chính xác  cao của loại vũ khí này để phóng đạn qua các   hốc nhỏ trên các lô cốt, chướng ngại vật của  đối phương để tiêu diệt hoàn toàn ổ đề kháng   của địch hoặc làm sập công trình từ bên trong.

Ngoài ra, RGW-90 Matador cũng có một phiên bản   sử dụng đầu đạn chuyên dụng cho môi trường tác  chiến đô thị, đó là RGW-90AS. Đạn tên lửa của mẫu   này có một đầu đạn song song với đầu đạn đa năng  ban đầu để khi viên đạn này chạm tới mục tiêu,   đầu đạn phía trước sẽ khoét một lỗ nhỏ để đầu  đạn thứ 2 có thể chui vào và phát nổ bên trong.   Tuy nhiên, vì sử dụng đầu đạn nặng hơn nên tầm  bắn của xạ thủ sẽ bị giảm từ 500m xuống 400m.  Được biết đến là loại súng phóng lựu với  độ chính xác cao nhất thế giới hiện tại,   RGW-90 Matador có sơ tốc đầu nòng lên tới 250  m/s. Có thể bạn chưa biết, các cuộc thử nghiệm   và thực tế chiến trường đã cho thấy độ chính xác  của các loại súng không giật phụ thuộc rất nhiều   vào sơ tốc đầu nòng. Nói một cách dễ hiểu thì sơ  tốc đầu nòng chính là tốc độ của viên đạn tên lửa   được tính ngay khi chúng vừa rời nòng. Đối với  các loại súng phóng lựu có tầm bắn dưới 500m,   sơ tốc đầu nòng càng cao, ảnh hưởng của sức cản  không khí lên đạn càng giảm. Điều đó cũng tức là   khả năng viên đạn bắn trúng mục tiêu sẽ cao hơn. Để so sánh, sơ tốc đầu nòng của RGW-90 cao gần   gấp đôi so với loại đạn tiêu chuẩn PG-7 V  trang bị cho súng phóng lựu chống tăng RPG-7   nổi tiếng. Ngoài ra tầm bắn 500m của RGW-90  cũng được cho là khoảng cách vừa đủ an toàn   để người lính có thể tấn công các xe tăng, xe  thiết giáp của đối phương từ chỗ ẩn nấp. Ngay   phần nòng sau của loại súng phóng lựu không  giật này, người Đức cũng sử dụng công nghệ   cân bằng phản lực bằng nhựa dẻo khiến luồng phụt  ra phía sau bị suy yếu bởi sức cản của không khí.   Nhờ đó xạ thủ hoàn toàn có thể yên tâm khai hỏa  ngay trong một căn phòng kín mà không bị gặp   bất kỳ nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng như  đối với các loại súng không giật SPG hay súng   chống tăng RPG-7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!