Sức Mạnh Đáng Nể Của 4 Tàu Ngầm Phi Hạt Nhân Hàng Đầu Thế Giới

Có thể bạn chưa biết, lợi thế của các tàu ngầm trong tác chiến hải quân chủ yếu là ở khả năng ẩn nấp dưới lòng biển sâu trong thời gian dài. Sau đó, dựa vào các thiết bị trinh sát, do thám; tàu ngầm có thể tận dụng thời cơ, giáng đòn tấn công, bất ngờ tiêu diệt đối phương.
Dựa theo phương thức tác chiến này, các tàu ngầm nguyên tử thường sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ khả năng lặn sâu cùng khối lượng vũ khí khổng lồ trong khi vẫn không bị giới hạn về phạm vi cũng như thời gian hoạt động. Nhưng cũng chính vì vậy, tàu ngầm hạt nhân thường có giá thành cũng như chi phí duy trì rất cao. Chính vì vậy, bất chấp ưu điểm tuyệt đối của tàu ngầm hạt nhân, đa phần các quốc gia vẫn lựa chọn những lớp tàu ngầm tấn công thế hệ mới, mang năng lực tác chiến không thua kém là bao nhưng vẫn đủ giúp thu hẹp khoảng cách về năng lực tác chiến với các lực lượng sở hữu tàu ngầm hạt nhân, vừa không làm nảy sinh những xung đột không đáng có.Thậm chí đến điểm yếu cố hữu của tàu ngầm thông thường, đó là không thể duy trì hoạt động lâu dài dưới lòng biển cũng đã được khắc phục phần nào bởi công nghệ AIP.
Nói về AIP, đây được coi là xu hướng công nghệ tích hợp trên các tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới, cho phép tàu vẫn có thể sạc lại hệ thống pin ngay dưới lòng biển mà không phải liên tục nổi lên mặt biển để lấy oxy rồi chạy máy, nạp điện.Dù chưa thể thay thế hoàn toàn động cơ đốt trong truyền thống nhưng về cơ bản, công nghệ AIP hoàn toàn đáp ứng yêu cầu phòng thủ. Nó cho phép tàu ngầm có thể lặn lâu hơn từ 5 ngày và rất khó bị phát hiện. Từ đó, tàu ngầm AIP có lợi thế rất lớn trong các nhiệm vụ bám sát thực tế chiến trường, đồng thời phát động tấn công ngay khi có cơ hội.Chúng ta có thể thấy điều này tại các tàu ngầm AIP lớp Type-212 của Đức, chính là lớp tàu ngầm được các chuyên gia cho là có thể sánh ngang với tàu ngầm hạt nhân về khả năng tấn công trong một số điều kiện nhất định.Được khai sinh tại quốc gia từng có kinh nghiệm làm “khuynh đảo thế giới” bằng đội tàu ngầm hùng hậu, nhưng Type-212 thoạt nhìn cũng chỉ có thông số”chẳng mấy ấn tượng” khi so với các tàu ngầm hạt nhân đến từ Nga, Mỹ. Nhưng thật ra, tư duy chạy đua thông số để cho ra đời những mẫu vũ khí “giá rẻ cấu hình cao” chưa bao giờ là phong cách phát triển vũ khí của người Đức. Thay vào đó, tính tiện dụng cùng khả năng chiến đấu ổn định trong thời gian dài mới là yếu tố được nước này đặt lên hàng đầu Quay trở lại với Type-212, lớp tàu ngầm này chỉ có chiều dài 57m, độ choán nước 1800 tấn cùng vận tốc tối đa khi lặn tương đương với các loại xe đạp điện phổ biến của học sinh trung học hiện nay( khoảng 37km/h). Ngoài ra, tàu cũng chỉ được trang bị hệ thống vũ khí chính gồm 13 ngư lôi DM2A4 Seahake cỡ 533mm. Đây là loại ngư lôi kết nối với tàu ngầm bằng cáp quang, thủy thủ đoàn có thể điều khiển nó ở cự ly tới 50 km.Nhưng nhờ được bao phủ bằng một lớp vỏ kép được làm từ vật liệu phi từ tính với hệ thống phin điện được lắp ở khoảng trống giữa 2 lớp vỏ, tay sát thủ đại dương của người Đức có thể tránh được các cảm biến phát hiện từ trường dị thường (MAD). Theo nhiều chuyên gia, nhờ khả năng tàng hình ưu việt, Type-212 hoàn toàn có thể tiếp cận tàu ngầm mục tiêu, tung đòn đánh chí mạng và rút lui trước khi bị phát hiện.Vì là lớp tàu ngầm AIP đến từ Đức, Type-212 có cơ chế AIP hoạt động dựa trên phản ứng hóa học với hydrogen peroxide làm chất xúc tác để tạo ra hơi nước và khí nóng để quay tuabin, cho phép tàu di chuyển liên tục trong 3 tuần dưới lòng biển. Một ưu điểm nữa của tàu ngầm AIP là giá rẻ so với tàu ngầm hạt nhân. T
Tật không ngoa khi nói Type-212 là lớp tàu ngầm phi hạt nhân mang sức mạnh toàn diện nhất thế giới, ít nhất là cho đến ngày 15/9/2021, khi chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Taigei được hạ thuỷ trên vùng biển của xứ sở mặt trời mọc.Được phát triển nhằm thay thế thay thế cho các tàu ngầm lớp Soryu đang được biên chế rộng rãi trong các đơn vị thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Taigei được xem là loại tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất châu Á tình đến thời điểm hiện tại. Cũng như lớp tàu Soryu tiền nhiệm, Taigei cũng sử dụng loại pin Lithium-Ion của hệ thống 4V-275R Mk.III AIP có dung lượng gấp 2 so với ắc quy chì-axit nhưng thời gian tái nạp năng lượng ngắn hơn, thể tích nhỏ hơn, bảo trì đơn giản hơn, cho phép tàu ẩn thân tại độ sâu tới hơn 600m, gấp đôi các tàu ngầm Kilo 636.Thế nhưng, việc cho tàu ngầm lặn quá sâu như vậy rõ ràng sẽ làm nảy sinh các lo ngại về tình huống vỏ tàu sẽ nhanh chóng bị hư hỏng do phải chịu áp lực nước cực lớn. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đối với các kỹ sư người Nhật. Nhờ được làm bằng loại thép chịu áp lực cao, kết hợp cùng vật liệu hấp thụ âm thanh, những con “đại kình” 3000 tấn của người Nhật có thể hoạt động ổn định ngay dưới áp suất nước cực lớn ở độ sâu 600m nhưng vẫn phát ra âm thanh cực nhỏ.Có thể bạn chưa biết, để săn tìm tàu ngầm, người ta vẫn thường sử dụng các thiết bị dò âm dưới nước hoặc thiết bị đo biến đổi từ trường như các phao thuỷ âm được thả xuống từ trực thăng hay các hệ thống sonar chủ động trên tàu khu trục. Với cách thức săn lùng này, khả năng các phương tiện đó có thể phát hiện ra loại tàu ngầm vừa có khả năng lặn sâu, lại phát ra tiếng ồn cực nhỏ như Taigei là rất thấp. Trong khi đó, tàu Taigei lại được lắp đặt hệ thống radar radar ZPS-6F, cho phép phát hiện sớm các loại trực thăng và máy bay săn ngầm cũng như các tàu tuần duyên của đối phương.Để có thể phát hiện sớm các tàu ngầm đối phương, con cá voi Nhật Bản cũng được tích hợp thêm 6 hệ thống sonar mang tên Hughes/Oki ZQQ-7, được bố trí từ mũi đến hai bên mạn và đuôi tàu, giúp phát hiện các tàu mặt nước và tàu ngầm có thể tiếp cận và gây nguy hiểm cho tàu.Tàu ngầm lớp Taigei được trang bị cho những hệ thống vũ khí cực mạnh bao gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm HU-606 cho ngư lôi Type 89 và tên lửa đối hạm Harpoon UGM-84. Được biết, ngư lôi Type 89 do công hãng Mitsubishi Heavy Industries phát triển, là loại mang đầu nổ 267kg điều khiển bằng dây dẫn, có cả chế độ làm việc chủ động và thụ động. Còn tên lửa UGM-84 là loại Harpoon phóng ngầm, tên lửa đặt trong vỏ kén, tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn để bắn qua ống phóng ngư lôi, cho phép tiêu diệt các tàu nổi của đối phương từ khoảng cách 112km.
Nhưng ở phía ngược lại, người Nga với vị thế là quốc gia duy nhất có trình độ công nghiệp quốc phòng sánh ngang với Mỹ cũng không thiếu những biện pháp phòng vệ hoặc đáp trả trong tình huống buộc phải đương đầu với Nhật trong cuộc chiến tàu ngầm không giới hạn.Thậm chí, chưa cần đến sự xuất hiện của những tên lửa đạn đạo liên lục địa hay các tàu ngầm hạt nhân mang sức tấn công hủy diệt vươn tầm lục địa, chỉ riêng sự xuất hiện của các tàu ngầm phi hạt nhân lớp Lada mới được nước này cho ra mắt cũng đủ khiến nước này tự tin trước mọi cuộc hải chiến trước bất kỳ quốc gia láng giềng nào.Là kẻ kế thừa xuất sắc của các tàu Kilo 636 mà Việt Nam có sở hữu, Lada được người Nga cho ra mắt nhằm cung cấp cho nước này cũng như các đối tác 1 thứ vũ khí tối ưu nhất trong tầm giá, đáp ứng hàng loạt nhiệm vụ, từ chống ngầm, tấn công tàu mặt nước của đối phương kiêm nhiệm làm phương tiện liên lạc, trinh sát đặc biệt.Ở lớp tàu Lada, người Nga cũng chứng tỏ những nỗ lực của mình trong việc đoạn tuyệt với những thiết kế vũ khí hải quân to nặng, cồng kềnh kiểu cũ bằng cách áp dụng triệt để phương thức module hóa. Nhờ vậy, những tàu Lada được ra đời với kích thước rất nhỏ, có chiều dài chỉ 66,8m, ngắn hơn 17,2m so với tàu Taigei và lượng choán nước chỉ 1800 tấn.
Bên cạnh đó, tàu Lada được người Nga ứng dụng rất nhiều công nghệ mới, cho tàu hoạt động với mức độ tự động hoá cực cao.Khi nói đến sự vượt trội tuyệt đối của Lada so với lớp Kilo tiền nhiệm, người ta thường đề cập đến hệ thống ắc-quy giúp vận hành hệ thống AIP, cho khả năng hoạt động trong 45 ngày trong phạm vi 900km. Nhưng thực ra đây chưa phải là điều duy nhất khiến các đối tác của người Nga ngóng đợi từng ngày những chiếc tàu ngầm này được rao bán.Đó còn là bởi tàu Lada còn được trang bị cảm biến thủy âm loại kéo rê ở phía đuôi rất hiện đại vốn trước kia chỉ được lắp trên tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu chống ngầm cỡ lớn. Nhờ đó, tàu Lada hoàn toàn đủ sức “chọc mù” các thiết bị dò tìm bằng sóng âm tiên tiến nhất hiện nay.Thậm chí ngay cả khi bị dồn vào thế buộc phải chiến đấu, tàu lada cũng có thể sử dụng các tên lửa hành trình Kalibr, Onyx được lắp bố trí trên 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, tấn công thẳng vào đối phương từ khoảng cách 300km.Không chỉ vậy, để tận dụng triệt để nhất có thể những tính năng ưu việt trên 2 dòng tên lửa Kalibr và Onyx, người Nga cũng cẩn thận trang bị lên tàu ngầm lớp Lada những hệ thống phóng theo chiều thẳng đứng, giúp người lính có thể điều khiển vũ khí linh hoạt hơn. Với tính năng này, Lada hoàn toàn xứng đáng trở thành loại tàu ngầm tấn công đa nhiệm nhất trong danh sách này
Tương tự như các tàu ngầm khác có trong danh sách này, Scorpene phiên bản mới nhất mang tên Scorpene S-BR cũng được trang bị động cơ AIP, cho phép tàu hoạt động liên tục tới 41 ngày trên biển và có khả năng di chuyển khi lặn với tốc độ 37km/h.Nhưng điểm hấp dẫn nhất khiến lớp các tàu ngầm lớp Scorpene, nhất là phiên bản Scorpene S-BR trở thành 1 trong những tàu ngầm hấp dẫn nhất hiện nay đó là nhờ khả năng hoạt động với tầm rộng tối đa 12.000 km khi nổi và 1000km khi lặn, vượt trội hoàn toàn so với các tàu ngầm lớp Lada.Bên cạnh đó, Scorpene cũng được trang bị 6 ống phóng ngư lôi, cho phép mang một lúc tới 18 ngư lôi các loại.Và như được sinh ra để làm đối trọng với các tàu ngầm Lada của Nga, các ống phóng ngư lôi của Scorpene cũng có thể triển khai cả tên lửa Exocet chống hạm, cho khả năng tấn công đối phương từ khoảng cách tới 70km.Vậy theo các bạn, những chiếc tàu ngầm phi hạt nhân hiện nay liệu có xứng đáng trở thành thứ vũ khí hàng đầu cho chiến thuật tác chiến phi đối xứng trên biển .Hay cùng với số tiền đến vài trăm triệu USD như thế, các lớp tàu tên lửa tấn công nhanh và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển sẽ đem lại hiệu quả cao hơn?