“Rắn Đ.ộc” AH-1Z Viper Mỹ – Kẻ Săn Tăng Khét Tiếng Nhất Thế Giới Mà Quốc Gia Nào Cũng Thèm Muốn

Trực thăng tấn công là bộ phận hỏa lực cực kỳ quan trọng cho nhiệm vụ hỗ trợ chi viện hỏa lực và chống tăng trên chiến trường. Kinh nghiệm những cuộc xung đột quân sự gần đây đã chứng minh vai trò quan trọng của phương tiện chiến đấu này. Trực thăng tấn công thậm chí đang làm lu mờ vai trò của các xe tăng chiến đấu chủ lực.Nó được ví như “loài săn mồi hung dữ” khi có hainhiệm vụ chính: Thứ nhất là đảm bảo hỗ trợ trên không tầm gần trực tiếp và chính xác cho bộ binh. Thứ hai là có nhiệm vụ chống tăng và tấn công những điểm tập trung xe thiết giáp của địch.
Tầm quan trọng của nó đã thôi thúc các quốc gia trên thế giới, trong đó dẫn đầu là Nga-Mỹ phát triển các loại trực thăng tấn công mới mạnh mẽ, tinh vi hơn. Và “Rắn lục” AH-1Z Viper chính là một trong số đó. Đây là phiên bản hiện đại nhất của dòng trực thăng vũ trang AH-1 Cobra nổi tiếng của Mỹ và nó còn được gọi bằng cái tên Zulu Cobra. Phiên bản này được phát triển vào đầu thập niên 2000 và chính thức đi vào biên chế vào năm 2010. Ước tính đã có tới 62 chiếc được sản xuất và đang biên chế cho không quân Mỹ, ngoài ra Pakistan, Bahrain và Séc cũng đã đặt mua dòng trực thăng tấn công này.Biến thể AH-1Z đã nâng cấp hệ thống điều khiểnhỏa lực cũng như thông tin liên lạc công nghệ số để đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong chiến tranh hiện đại.AH-1Z Viper có chiều dài 17,8m, chiều cao 4,37m vàđường kính cánh quạt 14,6m. Mỗi chiếc có thể mang được hơn 2 tấn vũ khí và trang thiết bị quân sự. Nhờ động cơ mới Electric T700-GE-401C mạnh mẽ hơn, chiếc trực thăng hạng nhẹ này đạt tới tốc độ lớn nhất là 337 km/h. Tầm hoạt động 425 km hoặc vươn xa 715 km khi mang thêm bình nhiên liệu phụ. AH-1Z có thể trang bị tất cả các loại vũ khí dùng cho trực thăng tấn công của Mỹ.
Trang bị tiêu chuẩn bao gồm 1 pháo 20mm, 8 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, 2 tên lửa không đối không AIM-9X và 2 thùng phóng rocket. Đồng thời, nó cũng có khả năng mang theo các dòng tên lửa không đối đất hiện có trong biên chế của không quân Mỹ và đồng minh NATO. Với hệ thống vũ khí này, “Rắn lục” có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến cả không chiến. Ngoài việc cải thiện sức mạnh hỏa lực thì người Mỹ cũng tăng cường cho sản phẩm của mình khả năng sống sót trên chiến trường. Và một trong những cải tiến dễ nhận thấy nhất là hệ thống ống xả động cơ đặc biệt nhằm vô hiệu hóa đầu dẫn hồng ngoại từ tên lửa không đối không hoặc không đối đất.Cùng với đó là một số biện pháp phòng vệ thụ động khác như cảnh báo sớm, gây nhiễu điện tử. Để tăng cường khả năng tác chiến, AH-1Z là một trong số ít những dòng trực thăng tấn công trên thế giới được trang bị mũ bay dành cho phi công, có tên là Top Owl do hãng Thales phát triển