Những Kỷ Lục Quân Sự Không Thể Phá Vỡ Của Mỹ Khiến Cả Thế Giới Phải Ngậm Ngùi Theo Sau Hàng Trăm Năm

Đã hơn 60 năm trôi qua kể từ ngày chiếc North American X-15 đen sẫm với tốc độ xé gió xác lập kỷ lục về vận tốc và độ cao trên bầu trời Bắc Mỹ, đến nay vẫn chưa một chiếc phi cơ nào được sản xuất trong kỷ nguyên tối tân có thể lặp lại điều tương tự.
X-15 trực thuộc Không quân Mỹ và NASA là chiếc máy bay độc nhất vô nhị khi đây là chiếc phi cơ có người lái nhanh nhất thế giới từ trước tới nay. Trong khoảng thời gian 1959-1968, chiếc X-15 với hình dạng giống một viên đạn hơn là máy bay thông thường và được trang bị động cơ tên lửa đã hoàn thành 199 chuyến bay thử nghiệm. Vỏ của X-15 được làm bằng hợp kim đặc biệt có tên gọi Inconel X, bao gồm niken và crom để giúp chiếc máy bay chống chịu được với cái nóng lên đến gần 6.500 độ C do phi cơ này bay với vận tốc lên đến vài nghìn km/h, tạo ra lực ma sát lớn khủng khiếp giữa vỏ máy bay với không khí. Vào năm 1967, chuyến bay do phi công Pete Knight cầm lái đã xác lập kỷ lục với tốc độ lên đến hơn 7274 km/h, gấp gần 7 lần vận tốc âm thanh.
Tiềm lực quân sự của họ không chỉ tồn tại bên trong lãnh thổ mà nó còn vươn ra toàn cầu khi quốc gia này sở hữu mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài nhiều hơn bất cứ nước nào, bất cứ lực lượng nào trong lịch sử nhân loại. Washington hiện có xấp xỉ 800 căn cứ quân sự thường trực trên khắp thế giới, vận hành bởi hơn 230.000 binh lính. Riêng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ duy trì 154.000 binh sĩ đồn trú, gồm 50.000 binh sĩ tại 109 căn cứ ở Nhật Bản, 28.000 quân nhân làm nhiệm vụ tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc. Ở châu Âu, nước này sở hữu tới 65.000 quân nhân tại 350 căn cứ, gồm 58 căn cứ ở Italia và gần 180 cơ sở quân sự trên lãnh thổ Đức. Như các bạn đã thấy, những căn cứ quân sự của Mỹ, mỗi căn cứ là một chấm đỏ trên bản đồ, trải dài 70 quốc gia khắp các châu lục, trừ Nam Cực. Điều này khiến tôi liên tưởng mạng lưới cơ sở quân sự ở nước ngoài của Mỹ giống như một “mạng nhện” khổng lồ phủ kín cả địa cầu.
Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân nhỏ nhất thế giới mang tên Davy Crockett xuất hiện. Chi tiết quan trọng nhất của Davy Crockett tất nhiên là phần đầu đạn hạt nhân. Nó có thiết kế chẳng khác gì một quả bom nguyên tử, chỉ có điều là kích thước rất nhỏ. Loại đầu đạn này có trọng lượng 34,5kg, chiều dài 78,7cm và đường kính 28cm. Dù nhỏ bé như vậy, nhưng khi nổ, nó sẽ có công suất tương đương từ 10-250 tấn thuốc nổ trotyl. Tùy theo yêu cầu sử dụng loại đầu đạn này, phía Mỹ đã thiết kế hai loại bệ phóng súng cối với tầm bắn khác nhau. Cụ thể là loại súng cối 120mm M28 có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2km, còn loại súng cối 155mm M29 có tầm bắn tới 4km. Tất cả hai loại súng trên đều có thể dễ dàng lắp đặt trên một giá đỡ 3 chân hay trên một chiếc ôtô cùng với một khẩu đội chỉ cần 3 người. Vô cùng cơ động!
Không chỉ vũ khí hạt nhân mà tàu sân bay – thước đo sức mạnh hải quân của mọi quốc gia trên thế giới cũng được Mỹ dày công chế tạo. Vào ngày 11/10/2013, chiếc tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) trị giá 13 tỷ đôla của quân đội Hoa Kỳ đã được hạ thủy và trở thành chiếc hàng không mẫu hạm mạnh mẽ nhất, lớn nhất và đắt giá nhất hành tinh. Nó sẽ thay thế cho những tàu sân bay lớp Nimitz đang ở trong biên chế. Với lượng giãn nước cao hơn khoảng gần 20.000 tấn, về tổng thể lớp Ford vẫn mang dáng dấp của Nimitz nhưng chúng được tự động hóa cao hơn rất nhiều khiến cho lượng thủ thủ đoàn giảm xuống đáng kể, chỉ cần 2.600 thủy thủ để vận hành, ít hơn 600 người so với Nimitz. Ngoài ra, diện tích mặt boong cũng được thiết kế rộng hơn, đáp ứng tần suất cất hạ cánh gấp đôi so với thế hệ trước đó. Thay vì dùng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước như trước đây, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ sử dụng hệ thống phóng điện từ có trọng lượng nhẹ hơn, chiếm ít không gian hơn, nhưng lại có hiệu năng hoạt động cao hơn hẳn. Hệ thống này có khả năng phóng một máy bay trong 45 giây, nhanh hơn 25% so với hệ thống phóng bằng hơi nước. Theo đánh giá của các chuyên gia thì năng lực chiến đấu của USS Gerald R. Ford được đánh giá là rất xuất sắc khi nó có thể công thủ toàn diện, thực sự mang trong mình một sức mạnh đáng gờm giúp Mỹ duy trì ưu thế về hải quân trong thế kỷ XXI.
Mỹ còn sở hữu máy bay ném bom lớn nhất thế giới đó là B-36 Peacemaker. B-36 là kiểu máy bay ném bom siêu lớn được Công ty Convair cho ra mắt vào năm 1946. Theo tư liệu của Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ thì sải cánh của nó là 70,1m và chiều dài là 49,4m, và nó có thể mang lượng bom lên tới 39,6 tấn, để so sánh thì B-52 có sải cánh là 56,8m, chiều dài 48,5m và có thể mang tối đa 31,5 tấn bom. Có thể thấy rằng B-36 lớn hơn B-52 về mọi mặt. Nó cũng là loại máy bay ném bom duy nhất có thể vận chuyển bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào có trong kho vũ khí của Mỹ bên trong 4 khoang chứa vũ khí mà không cần phải cải tiến. Với tầm bay xa đến hơn 16.000 km và tải trọng vũ khí tối đa đến 39.600 tấn đã cho nó khả năng bay liên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu. Chính B-36 Peacemaker đã khiến cho Liên Xô phải khiếp vía trong một thời gian dài bởi vì việc tiếp cận không phận nước này chưa bao giờ dễ dàng đến như vậy.