Những Điểm Yếu Chí Tử Khiến Tiêm Kích Đắt Đỏ Nhất Của Mỹ F-35 Lightning II Bị Coi Là Đồ Vô Dụng

Vào tháng 1/2021, cơ quan phụ trách thử nghiệm của Lầu Năm Góc cho biết một thông tin “kinh hoàng” rằng: Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ có gần 900 khiếm khuyết có thể làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của nó.
Loại vũ khí đắt giá nhất của Hoa Kỳ bị phát hiện thấy có quá nhiều nhược điểm đến mức người ta không thể tưởng tượng được. Giám đốc bộ phận đánh giá và thử nghiệm chương trình là ông Robert Behler cho biết, nhiều khiếm khuyết trong số đó được phát hiện ngay từ trước giai đoạn phát triển và trình diễn kết thúc vào tháng 4/2018, khi đó, máy bay có tới 941 chi tiết lỗi. Theo các nhà phân tích thì hiện nay, số lượng khiếm khuyết của loại máy bay chiến đấu này đã “giảm nhẹ” xuống còn 871
Khiếm khuyết đầu tiên nhất định phải kể đến đó là Lỗi phần mềm. Chưa biết là trên F-35 có bao nhiêu khuyết điểm nhưng riêng gặp cái lỗi phần mềm này thì tôi nghĩ rằng khó có quốc gia nào có thể chấp nhận được chiến đấu cơ của mình như vậy. Trong những năm gần đây, loại máy bay chiến đấu này đã dính tới 7 sự cố. Đỉnh điểm là vào tháng 9/2019, một chiếc F-35A mà Không quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mua từ Mỹ đã lao xuống biển trong một chuyến bay huấn luyện ban đêm và phi công đã thiệt mạng. Quân đội Nhật cho rằng vụ tai nạn là do mất phương hướng trong không gian, “tình huống mà phi công không thể cảm nhận chính xác vị trí, độ cao hoặc chuyển động của máy bay”. Qua đây ta có thể thấy rằng, hệ thống camera được dùng để thay thế cho việc phi công phải ngoái đầu lại phía sau vẫn có những điểm mù, khiến họ không thu được hết hình ảnh. Nếu vậy thì rất khó để máy bay có thể ném bom trúng mục tiêu, không thể tham gia không chiến hoặc hỗ trợ bộ binh. Nguyên nhân đơn giản là do phần mềm cần thiết giúp nó có thể hoạt động tốt vẫn chưa hoàn thiện.
Điểm yếu chí tử tiếp theo mà đáng lẽ ra không bao giờ được xuất hiện trên chiến đấu cơ tàng hình F-35 đó là… Kém tàng hình! Thật ra đây là chuyện muôn thuở của máy bay tàng hình, khi các nhà thiết kế phải thay đổi rất nhiều kết cấu, hình dáng khí động học của máy bay để phục vụ cho nhiệm vụ tàng hình. Tàng hình được rồi, nhưng cái điểm mấu chốt quan trọng nhất ở đây là tính năng này trên F-35 lại bị đánh giá là có thể bị vô hiệu hóa bởi radar tần số rất cao, hay còn gọi là tần số VHF. Và bí mật này đã nhanh chóng lan truyền đi khắp thế giới khiến Hoa Kỳ mếu máo không ra tiếng còn đối thủ của họ thì cười thầm. Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu. Để có thể tàng hình trước tần số VHF thì trước tiên phải gỡ bỏ đuôi của máy bay nhưng đến nay, chưa biết nên làm như thế nào. Những gì mà F-35 thực sự đang có là chức năng “tấn công điện tử”, hay còn gọi là EA trong con mắt các nhà quân sự. Nó cũng có một hệ thống radar ngụy trang mang tên BAE Systems ALE -70. Nhưng cả hai chức năng này đều nhằm mục đích đánh chặn tên lửa chứ không ngăn chặn việc bị phát hiện. Không những thế, theo những thông tin được chính Không quân Mỹ xác nhận vào năm 2019 thì mỗi khi F-35 bay vượt tường âm thanh, tức là bay với tốc độ Mach 1,2 trở lên thì lớp sơn tàng hình của nó sẽ bị bong tróc, khiến chiến đấu cơ bị mất khả năng tàng hình. Tất cả là do việc sử dụng chế độ đốt hậu của máy bay trong thời gian dài có thể khiến lớp sơn tàng hình ở phần đuôi máy bay bị bong ra. Chính vì thế mà không quân Mỹ đã phải yêu cầu phi công không được bay vượt quá tốc độ âm thanh trong các chuyến bay huấn luyện, bởi nếu không thì cứ sau mỗi chuyến bay, người ta sẽ phải đưa F-35 vào nhà xưởng để sơn lại lớp vỏ, điều này cực kỳ tốn kém về cả thời gian và chi phí.
Ngoài những lý do đến từ bản thân chiếc tiêm kích Mỹ thì phụ kiện để bảo vệ phi công, đặc biệt là mũ bảo hiểm cũng bị đánh giá là “cực tồi”. Đây không phải là những lời đàm tiếu, dìm hàng đến từ đối thủ của Hoa Kỳ, mà đây là những nhận xét của chính những người đã sử dụng nó. Nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã nhận được bản hợp đồng trị giá 352,6 triệu USD để phát triển mũ bảo hiểm thế hệ III HMDS cho phi công lái F-35. Nhiều phi công thử nghiệm báo cáo rằng họ đã bị mất phương hướng trong không gian khi điều khiển tiêm kích, nghiêm trọng tới mức họ phải tắt dữ liệu và hạ cánh “thủ công”. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do độ trễ nhất định của việc chuyển tín hiệu lên chiếc mũ, do máy tính của F-35 còn phải xác định xem phi công đang nhìn đi đâu để chuyển lệnh tới camera tương ứng. Một vấn đề nữa là không giống hệ thống hiển thị các thông số trên kính gắn cố định trước mặt phi công, loại mũ này được thiết kế để người lái có thể quay đầu trái phải tự do, nên khi máy bay rung lắc trong lúc bay, họ cũng sẽ thấy hình ảnh thông số đang nhảy múa trước mắt, toàn chữ và số. Phi công nào bất chợt gặp vấn đề về sức khỏe trong khi đang lái F-35 thì hiện tượng chóng mặt và buồn nôn rất có thể sẽ xảy ra. Các lỗi kỹ thuật của mũ điều khiển cũng khiến phi công buộc phải bay trong tình trạng mù. Bởi vì sao? Bởi vì thay vì giúp người lái nhìn thấy tất cả các vật thể xung quanh, chiếc mũ bay hiện đại trị giá gần 1 triệu USD/chiếc khiến họ bị rối tung lên vì đưa ra quá nhiều hình ảnh từ radar và camera. Bạn chỉ có thể hiển thị một lượng thông tin có hạn trước khi phi công bị loạn lên và các hình ảnh bắt đầu lẫn vào với nhau, đặc biệt là khi bay đêm. Các thông tin về tốc độ, độ cao, góc hạ cánh và cất cánh cũng như mức nhiên liệu và hệ thống vũ khí, cộng với hình ảnh quang cảnh xung quanh khiến cho mọi thứ bị quá tải, kết quả là phi công chẳng nhìn thấy gì cả. Điều này làm cho việc ngồi lái trên loại chiến đấu cơ này gần như là nỗi bất an lớn nhất của phi công bởi vì chính bản thân họ cũng đang không biết số phận của mình sẽ đi về đâu, trước khi được đặt chân xuống mặt đất an toàn 1 lần nữa.
Và vấn đề cuối cùng khiến cho siêu phẩm của Mỹ gặp phải nhiều chỉ trích hơn nữa đó là Giá thành quá chát của nó. Giá của tiêm kích F-35 ngày càng cao với chi phí đã đội lên đến 93% tính từ kế hoạch năm 2001. Nhưng chất lượng sản phẩm thì bị đánh giá là “Có khả năng gây vấn đề nghiêm trọng” với tỷ lệ buộc phải sửa và làm lại là 16%. Theo dự tính ban đầu thì mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc, rẻ hơn giá một chiếc F-15 trên 100 triệu đô, tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới năm 2020 thì giá thành xuất khẩu mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới 130-200 triệu USD tùy phiên bản. Theo Winslow Wheeler, người phụ trách chương trình cải cách quân sự Straus, Trung tâm nghiên cứu tình báo quốc phòng Mỹ thì F-35 bị đánh giá là “không đạt được hiệu quả kỳ diệu như kỳ vọng, đây là một sự thất bại lớn trên một số phương diện, có thể nói là thụt lùi. Lực lượng không quân Hoa Kỳ xứng đáng có một máy bay tốt hơn và người đóng thuế xứng đáng có một sản phẩm rẻ hơn nhiều”. Còn Pierre Sprey, kỹ sư chỉ huy thiết kế F-16 Fighting Falcon, đã phân tích rằng việc cố gắng nhồi nhét quá nhiều công dụng vào F-35 làm cho nó “chẳng tốt trong việc gì cả”. “Giờ thì bạn có thể chắc chắn rằng, đây là một chương trình vô dụng nhất trong lịch sử” là lời khẳng định của Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Nick Harvey sau khi ông biết về chương trình phát triển máy bay F-35. nhiều quốc gia đổ xô đi mua và đây có lẽ là câu trả lời đanh thép của chiếc chiến đấu cơ đắt tiền này.