Những Công Việc Nguy H.iểm Bậc Nhất Trong Lịch Sử Quân Sự Thế Giới Đến T.ử Thần Cũng Phải Kh.iếp Sợ

Những xạ thủ súng máy trên máy bay luôn  là những người dễ bị tổn thương nhất và   cũng ít ai nghe tới tên tuổi của họ nhất vì vị  trí của họ vốn được coi là chiếc “ghế nóng”,   một đi không trở lại trên những chiếc máy bay này. 

Có muôn vàn kiểu bố trí cho các xạ thủ. Ở  mũi, ở đuôi máy bay, hay thậm chí còn có   kiểu tháp pháo súng máy hình cầu nằm bên dưới  thân giống như ở “pháo đài bay” Boeing B-17.   Tay súng được trang bị hai súng máy M2 Browning  được thiết kế để đánh chặn máy bay chiến đấu của   kẻ thù tấn công từ bên dưới thân máy bay, hoặc  nó cũng có thể được sử dụng để tấn công mặt đất.  Bạn sẽ thấy tháp pháo này có thiết kế khép  kín không khác gì một cỗ quan tài trên không,   xạ thủ có tư thế nằm không hề dễ chịu chút nào.  Các xạ thủ cũng không thể mang  dù vì không gian chật hẹp.   Nếu oanh tạc cơ bị trúng đạn, họ phải trèo vào  trong khoang máy bay để đeo dù. Quá khó khăn và   tốn nhiều thời gian hơn các thành viên khác trong  tổ lái, nhất là trong những tình huống khẩn cấp.   Do đó, khi B-17 gặp sự cố trên không cơ hội  sống sót ở vị trí này gần như là bằng không.

Thậm chí, các xạ thủ trong tháp pháo hình cầu cũng  gặp nhiều nguy hiểm do phải phơi mình trong mọi   điều kiện thời tiết xung quanh và đường ống dưỡng  khí cho họ có thể bị đóng băng do nhiệt độ thấp,   dẫn tới thiếu oxy và ngạt thở.  Nhưng có lẽ đây là chiếc máy bay duy nhất có kiểu thiết kế tháp  pháo cho xạ thủ súng máy như thế này,   thường thì chúng ta sẽ thấy các tay súng được  bố trí ở 2 bên cửa của trực thăng chiến đấu.  Trông thì có vẻ đây là vị trí chiến đấu thoải  mái nhất cho các xạ thủ khi nó có thiết kế mở   và họ chỉ cần đứng bắn. Tuy nhiên, nó cũng  có một số nhược điểm khi phi hành đoàn phải   tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh nếu như  trực thăng bay lên độ cao 6000m và các tay súng   hầu như không được bảo vệ trước hỏa lực trực  tiếp từ máy bay chiến đấu của đối phương khi   vị trí bắn là cửa mở không có che chắn. Vì lý do an toàn nên các tay súng giữ cửa thường chỉ ở bên trong máy bay,  thắt dây đai an toàn như trên xe hơi.   Nếu muốn tự do di chuyển thì bắt buộc phải  sử dụng bộ đai an toàn monkey harness để   thân người luôn được neo vào sàn máy bay hoặc thành cabin. Việc đeo bộ đai khỉ cho phép xạ thủ có được khả năng cơ động tuyệt vời, thậm  chí là vươn người ra càng máy bay để có được góc bắn tốt hơn.   Nhưng các bạn biết đấy, vị  trí quá lộ liễu này đã biến xạ thủ súng máy   trở thành công việc nguy hiểm bậc nhất trong  quân đội mà đến kẻ gan hùm cũng phải khiếp vía.

Không chỉ xạ thủ súng máy mà Lính đặc  nhiệm cũng là một trong những lực lượng   phải đối đầu với nhiều nguy hiểm nhất. Họ là những người lính được huấn luyện   để đột nhập vào lãnh thổ đối phương, thực  hiện nhiệm vụ một cách êm thấm rồi rút lui.  Do thiên về các cuộc đột kích mang yếu tố bất  ngờ nên lính đặc nhiệm chỉ được trang bị nhẹ,   thiếu sự yểm trợ hỏa lực cần thiết. Một khi bị  phát hiện và mất đi yếu tố bất ngờ thì sức chiến   đấu của lính đặc nhiệm nhanh chóng giảm sút.  Nếu không được giải cứu kịp thời, toàn bộ đội   đặc nhiệm có nguy cơ bị tiêu diệt hoặc bắt sống.

Không còn là những công việc di chuyển trên  mặt đất nữa mà tác chiến dưới lòng biển cũng   trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc  gia. Thật không ngoa khi nói rằng Thủy thủ   tàu ngầm cũng là một trong những công việc mang  đầy rủi ro kể từ khi loại khí tài này ra đời.  Mỗi thủy thủ khi đặt chân lên tàu làm nhiệm vụ  đều nhận thức được nguy cơ tiềm tàng mà họ phải   đối mặt. Bước chân lên tàu ngầm không khác gì bước  vào cửa tử. Một khi con qu.ái vật đã lặn xuống đáy   đại dương, rủi ro có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Không chỉ có nguy cơ bị nhấn chìm cùng con tàu khi   bị đối thủ phát hiện mà thủy thủ còn phải đối phó  với những nguy hiểm từ khí thải từ động cơ diesel   không được xả ra ngoài và tích tụ trong tàu,  cũng như pin điện bốc cháy và tạo ra khói độc.   Cả hai đều có thể khiến toàn bộ thủy thủ  đoàn chết ngạt trước khi kịp phản ứng.  Khi tàu chìm sâu dưới lòng biển, mọi lỗi kỹ  thuật dù là nhỏ nhất cũng có thể đẩy cả con   tàu vướng phải thảm họa. Khi con tàu mất kiểm  soát, nó có thể chìm xuống rất nhanh, đôi khi   thời gian chỉ tính bằng giây. Lúc này, áp lực dưới nước lớn tới mức nó có thể khiến con tàu bị vỡ,   dẫn tới thương vong không thể nào cứu vãn được. Đặc biệt là trục trặc liên quan tới hệ thống vũ khí được xem gây ra rủi ro rất lớn với tàu ngầm.

“Nguy hiểm. Có bãi mìn!” là những từ có sức mạnh  dữ dội đến mức khiến bạn đang chạy cũng phải dừng   bước ngay lại. Và công việc của các Chuyên gia rà  phá bom mìn chính là bước qua những nơi như vậy.  Ước tính cho thấy có khoảng 110 triệu quả  mìn chôn vùi ở khoảng 60 quốc gia. Tuy nhiên,   không ai thực sự biết chắc chắn con số  vì có một số mìn đã bị chôn từ thời Chiến   tranh Thế giới thứ 2, và vị trí của  chúng đã bị lãng quên theo lịch sử.  Nổi bật trong số các quốc gia đó là Afghanistan,  nơi được cho là có số lượng mìn nhiều nhất thế giới. Và mìn vẫn đang tiếp tục được sử dụng ở  các điểm nóng trên thế giới như Libya, Syria,   bao gồm cả các nhóm như tổ chức  Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Số lượng đàn ông, phụ nữ và trẻ em th.iệt mạng hoặc tàn phế vì bom mìn chưa nổ vừa  tiếp tục tăng trở lại vì các cuộc xung đột này.  Rất nhiều bãi mìn thường được sử dụng như hàng  rào bảo vệ vị trí quân sự thay cho binh lính.   Không như lính gác, bãi mìn không bao giờ  cần ngủ. Và nó có thể được dùng để đẩy quân   đội tấn công vào vị trí đáng sợ gọi là “vùng tiêu diệt”. Chỉ cần rải vài quả mìn trên một cánh đồng hoặc cánh rừng là cả một vùng  đất màu mỡ có thể hóa thành bãi đất tan hoang. Mối đe dọa có mìn cũng là một tác động  mạnh mẽ khiến ai cũng phải toát mồ hôi hột.  Chính vì thế mà rà phá bom mìn cũng đứng trong  top công việc chỉ dành cho những người gan dạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!