Namer – Xe Thiết Giáp Nặng Nhất Thế Giới Đến Từ Isarel

Namer – Xe Thiết Giáp Nặng Nhất Thế Giới Đến Từ Isarel

Được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm  xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava IV, Namer   được ra đời nhằm thay thế dòng xe thiết  giáp chở quân được hoán cải từ xe tăng   T54/55 mang tên Achzarit Mk-2 được  mệnh danh là sát thủ chiến trường.

Số là sau các cuộc chiến tranh với Ai Cập, Israel  đã thu được một số lượng đáng kể những chiếc xe   tăng T54/55 còn nguyên vẹn. Sau đó, những người  Israel đã tiến hành cải tiến những cỗ xe tăng này   cho phù hợp với học thuyết tác chiến Israel bằng  cách tháo bỏ tháp pháo và thay khối Khối truyền   động nguyên bản của Nga bằng khối truyền động  do Israel nghiên cứu phát triển. Với việc tăng   cường vỏ giáp và các trang thiết bị tiêu chuẩn  (hệ thống phát hiện cháy và dập lửa Spectronix,   hệ thống tự tạo màn khói tức thời CL-3030…),  khả năng sống còn của xe được nâng lên đáng kể.

Quả thực, người Israel đã rất tự tin vào dòng xe thiết giáp mới này cho đến khi nổ ra cuộc chiến tranh Liban lần 2 ( năm 2006). Cuộc xung đột bắt đầu vào 12/7/2006, sau khi các chiến binh Hezbollah bắn rocket vào các thị trấn biên giới Israel, những chiến binh Do Thái như phong cách thường thấy đã ngay lập tức phản ứng rất quyết liệt bằng các cuộc tấn công bằng không quân và lục quân vào miền nam Liban-được cho là nơi trú ngụ của các chiến binh Hezbollah. Mọi chuyện vẫn tiến triển hết sức tốt đẹp đối với người Israel cho đến khi những đội hình bộ binh tùng thiết xe tăng Merkava liên tục chịu tổn thất trước các đòn tấn công du kích và không thể hiệp đồng hiệu quả với các đơn vị tăng thiết giáp.

Trong khi đó, mẫu xe Achzarit sau khi hứng chịu thiệt hại sau chiến dịch cầu vồng năm 2004 cũng đã tỏ ra lỗi thời và càng ngày càng không phù hợp với các cuộc chiến tranh nhịp độ cao. Dù chỉ chưa đến 1000 binh sĩ thiệt m.ạng và bị thương nhưng chừng đó đã là quá đủ để thúc đẩy quân đội Israel tìm ra các mẫu thiết giáp chở quân mới, có khả năng tùy biến cho các nhiệm vụ khác nhau từ chở quân, chiến đấu đến chỉ huy và cứu thương và đủ bền để có thể bảo vệ tuyệt đối hơn những binh lính trong xe. Cũng vì yêu cầu có phần vô lý này, hiển nhiên, cả 2 mẫu thiết giáp hiện đại Stryker của Mỹ hay Dingo của Đức đã không được quân đội Israel thông qua. Tình thế nguy cấp đã buộc người Israel phát triển nên dòng thiết giáp Namer.

Đến năm 2008, loại xe này đã chính thức được biên chế trong quân đội Israel và gây ấn tượng nhờ khả năng bảo vệ không thua gì một chiếc xe tăng chủ lực, vượt xa mọi dòng thiết giáp chở quân và thiết giáp chiến đấu hiện tại. Thật vậy, với trọng lượng chiến đấu tới 62 tấn cùng chiều dài 7,5m; rộng 3,8m, cao 2m, Namer bị cho là cồng kềnh và nặng hơn cả một số mẫu xe tăng chủ lực tiên tiến nhất thế giới hiện nay như T-90SM với 48 tấn; Type 90 với 50 tấn; Namer được bao phủ bên ngoài bằng một hệ thống vỏ giáp mô-đun tiên tiến, có thể tách rời bằng các phương pháp kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người lính khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và duy tu trang bị ngay trên chiến trường. Khả năng sống còn của xe cũng được gia cố thêm bằng hệ thống hỗ trợ phòng thủ Trophy của hãng Rafael.

Có thể bạn chưa biết, Trophy chính là hệ thống bảo vệ xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay, có khả năng nhận dạng, phát hiện và phá hủy tên lửa đang bay đến. Hệ thống này bao gồm các cảm biến, radar tìm kiếm, 4 bảng ăng ten, một máy tính và một tổ hợp đánh chặn. Radar của Trophy có thể quét 360 độ quanh xe. Khi phát hiện mối đe dọa, máy tính sẽ phân tích và chỉ thị tổ hợp đánh chặn phóng ra các đạn kim loại để vô hiệu mối đe dọa ngay ở trên không. Khả năng chống tên lửa của Trophy tốt đến mức trong một cuộc thử nghiệm ở miền nam Israel, hệ thống này đã dễ dàng đánh chặn thành công hơn 300 loạt đạn tên lửa từ nhiều loại súng phóng chống tăng và hệ thống tên lửa chống tăng khác nhau với tỷ lệ thành công tới 95% trước sự chứng kiến của 130 đại diện quân đội đến từ 10 quốc gia.

Nhưng không chỉ có hệ thống bảo vệ Trophy, đến cả lớp giáp composite bảo vệ xe cũng được cho là bền nhất trong số các loại xe thiết giáp phổ biến từ trước đến nay và thậm chí là dày hơn cả mẫu xe tăng chủ lực Merkava IV. Dù thiết kế này có một nhược điểm cố hữu là làm giảm khả năng cơ động, gây tổn hao nhiên liệu nhanh hơn và làm tăng giá thành lên tới 3 triệu USD cho mỗi chiếc nhưng chí ít, trong nó cũng giúp binh lính trong xe được bảo vệ tốt hơn trong các cuộc chiến với phong trào Hamas và các phiến quân Hezbollah. Chính nhờ lớp giáp dày cùng hệ thống phòng thủ Trophy mà những chiếc Namer có thể đảm bảo an toàn cho kíp lái lẫn binh lính trong xe sống sót và tiếp tục chiến đấu ngay cả trong trường hợp bị trúng một loạt các loại đạn chống tăng RPG và bị tấn công trực diện bằng loại tên lửa chống tăng 9M133 Kornet cực kỳ nguy hiểm do Nga sản xuất.

Hệ thống hỏa lực tự động cũng có khả năng phối hợp cùng hệ thống vũ khí phụ là súng máy FN-MAG 7,62mm MAG có tốc độ bắn 950 phát 1 phút, rất thích hợp để càn quét bộ binh, được gắn ngay trên nóc xe giúp bổ sung hỏa lực đáng kể cho hệ thống vũ khí chính. Bên cạnh đó, xe cũng được tích hợp loại súng cối cỡ nòng 60mm, tầm bắn từ 150m đến 2,5km cho phép kíp chiến đấu có thể tấn công các nhóm quân địch ẩn nấp bên sau các chiến hào chướng ngại vật hoặc phản công lại các hệ thống súng cối, pháo binh của đối phương. Để cẩn thận hơn, các kỹ sư Israel cũng tích hợp lên xe Namer loại tới 12 ống phóng lựu đạn khói nhằm tung hỏa mù, giúp kíp chiến đấu có thể đánh lừa hoặc chí ít cũng giảm thiểu được độ chính xác của các hỏa lực chống tăng thiết giáp của đối phương

Cũng như nhiều loại xe thiết giáp khác, kíp chiến đấu trên xe Namer thường phải được bố trí tối thiểu 3 người bao gồm xa trưởng, lái xe và người điều khiển vũ khí. Tuy nhiên, khác với các loại xe thiết giáp rẻ tiền với hệ thống điều khiển đơn giản, ít tính năng, kíp lái trên Namer thường được đào tạo hết sức bài bản để điều khiển thành thạo không chỉ các loại vũ khí đồ sộ mà còn là cả các hệ thống điều khiển hết sức phức tạp như bộ phát hiện chiếu laser, các thiết bị quan sát, máy ngắm hiển thị dành cho trưởng xe, thiết bị thông tin đa năng.

Để khắc phục hạn chế do lớp giáp quá dày này, người Israel cũng lắp đặt lên xe loại động cơ AVDS-1790-9AR cho công suất lên tới 1.200 mã lực, vốn được sử dụng trên xe tăng Merkava III, giúp Namer có tốc độ tối đa trên 60 km/h. Đây có thể coi là tốc độ quá chậm không chỉ so với các loại thiết giáp khác như Stryker với tốc độ tối đa 100 km/h; BMP-3M Dragon với tốc độ có thể vượt 70km/h và các dòng xe tăng chủ lực như T-14 Armata với tốc độ 90 km/h và Leopard 2A7 với tốc độ 72km/h, dự trữ hành trình 500 km.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!