Mỹ Chi Cả Nghìn Tỉ Đô La Cho Quân Đội, Lãng Phí Hay Cần Thiết?

Mỹ Chi Cả Nghìn Tỉ Đô La Cho Quân Đội, Lãng Phí Hay Cần Thiết?

Bắt đầu từ thế kỷ 17,  lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại chứng   kiến sự trỗi dậy của các cường quốc châu Âu như  Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan trên phạm vi   toàn thế giới. Nhờ vượt trội về trình độ kỹ  thuật, những chiến thuyền khổng lồ của người   châu u đã có thể rong ruổi khắp thế giới, giúp  họ mở rộng tầm ảnh hưởng và kiểm soát các vùng   lãnh thổ lớn gấp nhiều lần chính quốc trên  phạm vi toàn cầu. Sau khi chứng kiến những   dân tộc với gươm giáo thô sơ chống lại các  đội hình toàn pháo to súng lớn trong vô vọng,   các cường quốc phương Tây dần nhận ra rằng khả  năng duy trì sự vượt trội về khoa học công nghệ   là con đường duy nhất để họ không phải quay lại  thời kỳ đêm trường trung cổ, đồng thời quyết   định sức ảnh hưởng của họ đến những quốc gia rộng  lớn, giàu tài nguyên hơn nhưng lạc hậu, nghèo nàn.

Đối với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sau cuộc nội  chiến năm 1861, nước này cũng đã chính thức   chấm dứt tư tưởng dùng sức người và đất đai màu  mỡ để bù đắp cho sự thụt lùi về khoa học kỹ thuật   mà chuyển hẳn sang làm một cường quốc phương  tây thực thụ, liên tục thúc đẩy nghiên cứu và   ứng dụng những công nghệ mới lên mọi lĩnh vực.  Riêng đối với quốc phòng, người Mỹ luôn coi ứng   dụng những công nghệ tinh vi lên các loại vũ  khí, khí tài là ưu tiên hàng đầu, vừa giúp tạo   lợi thế quân sự, vừa kích thích ngược lại sự  phát triển của nền khoa học kỹ thuật dân sự. Nhưng khác với nhiều cường quốc khác như Nga,  Trung Quốc thường ưu tiên tập trung phát triển các   loại vũ khí hạng nặng trước còn các loại vũ khí  hạng nhẹ còn các trang bị cá nhân thường đơn giản,   rẻ tiền hơn và mức độ tinh vi, hàm lượng công nghệ  cao thường chỉ được duy trì ở mức đủ để không bị   tụt hậu so với mặt bằng chung của các cường quốc  còn lại. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các thiết   bị quân sự do Mỹ sản xuất cực kỳ phức tạp mà  còn có giá thành quá đắt đỏ so với các đối thủ. Thật vậy, bắt đầu từ đại chiến thế giới thứ 2 trở  đi, nếu bắt đầu quan sát từ các trang bị cá nhân   trên từng binh lính Mỹ, ở bất kỳ quân chủng nào  của quân đội Hoa Kỳ, bạn có thể thấy những trang   thiết bị hiện đại hơn rất nhiều so với bất kỳ  quốc gia nào khác.

Như ngày nay, trong khi ở đa   phần các quốc gia trên thế giới, mỗi người lính bộ  binh tiêu chuẩn vẫn chỉ được trang bị 1 khẩu súng   trường bộ binh, 1 áo giáp chống đạn hạng nhẹ thì ở  Mỹ, mỗi quân nhân nước này được trang bị tốt nhất   thế giới với tổng trọng lượng có thể lên tới 27kg.  Ngoài khẩu súng trường M16, 6 băng đạn cùng lựu   đạn cầm tay thì khi ra trận còn được trang bị loại  áo giáp chống đạn MTV. Đây là loại áo chống đạn   mới nhất, tiên tiến nhất và được đưa vào sử dụng  từ năm 2006. Áo giáp MTV có khối lượng khoảng 13,6   kg. Nó có thiết kế rất hiệu quả để phân phối trọng  lượng đều khắp cơ thể người mặc. Giáp MTV có thể   chống đạn súng tiểu liên 9×19 mm bắn ở cự ly gần.  Nếu bổ sung áo giáp mềm nó có thể chịu đạn 7,62×51   mm. Thậm chí đến cả các phi công Mỹ cũng được  trang bị áo giáp nhưng là loại PRU-70 nhẹ hơn,   ít nóng hơn. Mũ bảo hiểm chiến đấu của lính Mỹ  cũng là loại mũ ECH làm bằng vật liệu Polyethylene   siêu phân tử có khả năng bảo vệ đạn đạo vượt  trội. Bên cạnh đó, các trang bị phụ trợ như radio,   kính nhìn đêm, mặt nạ phòng độc, khẩu phần ăn dã  chiến của người Mỹ cũng đều là loại đắt đỏ nhất.

Nhưng thực ra, các trang bị cá nhân đắt đỏ của  lính Mỹ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng   chi phí dùng để mua sắm trang trang thiết bị cho  quân đội Mỹ, các loại vũ khí hạng nặng được tích   hợp những công nghệ tinh vi nhất thế giới như  F-35 Lightning với đơn giá từ 100 triệu USD,   F-22 Raptor với đơn giá từ 350 triệu  USD, xe tăng M1A2 Abrams nổi tiếng với   hoả lực mạnh cùng biệt tài uống xăng như  uống nước với đơn giá hơn 6,2 triệu USD. Mặc dù phải tiêu tốn đến hàng trăm tỷ USD mỗi  năm từ mua sắm, bảo trì đến đầu tư cho các hoạt   động nghiên cứu nhưng cách tiếp cận của người  Mỹ cũng không phải không có nhược điểm. Có thể   bạn chưa biết, để có thể cho ra đời các loại vũ  khí có thể đưa vào thực chiến, các nhà sản xuất   sẽ phải đầu tư vào các công đoạn từ nghiên cứu  lý thuyết, thử nghiệm, đánh giá kết quả rồi mới   đưa vào sản xuất trang bị hàng loạt. Cũng chính  vì quá nóng lòng với vị thế tiên phong trong mọi   lĩnh vực công nghệ quốc phòng thay vì tập trung  đầu tư vào một số lĩnh vực để lấy đó làm lợi thế,   Mỹ đã tốn một khoản đầu tư khổng lồ cho nghiên  cứu, thử nghiệm các công nghệ tiên tiến và không   ít trong số đó đã thất bại thảm hại, tiêu biểu  trong số đó có thể kể đến như sự thất bại của   siêu pháo điện từ với 500 triệu USD và hệ thống  tác chiến tương lai (FCS) khiến người 20 tỷ USD   của người Mỹ bị bốc hơi hoàn toàn.

Theo tờ tạp  chí The Washington Examiner, trong 23 dự án phát   triển vũ khí “ném tiền qua cửa sổ” được thực  hiện từ năm 1997 đến nay thì có tới 8 dự án xài   hết khoản tiền được chính phủ Mỹ rót vào nhưng  cuối cùng vẫn trở thành con số 0 tròn trĩnh.   Thậm chí đến loại tên lửa siêu vượt âm AGM-183A  ARRW với vận tốc gấp 5 lần âm thanh mới được   Mỹ thử nghiệm thành công gần đây cũng đã  phải trải qua 3 lần thất bại. Trong khi đó,   các đối thủ của Mỹ thường có phương pháp phát  triển công nghệ quân sự hơn rất nhiều. Như Nga   thường chỉ tập trung vào các loại vũ khí có sức  công phá cực lớn và tầm bắn xa, ở mọi cấp độ.   Đối với tầm chiến lược thì họ có loại như tên lửa  đạn đạo Sarmat, siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon,   bom Tsar Bomba. Còn ở tầm chiến thuật, người  Nga cũng không thiếu các loại vũ khí hiệu quả   như tên lửa hành trình Kalib, tên lửa Iskander,  pháo phản lực BM-30 Smerch, xe tăng T-90,…   .Trong khi người Trung Quốc lại có thể hưởng  lợi từ các hoạt động phát triển công nghệ quân   sự của Mỹ bằng cách sao chép trên quy mô lớn  của người Mỹ bằng cách ngồi chờ đợi cho đến   khi quân đội Mỹ hoàn thiện một loại thiết bị  quân sự có thể đem vào thực chiến rồi sau đó   mới tiến hành sao chép hoặc thiết kế ngược lại,  giúp họ vừa có thể sản xuất các loại vũ khí bản   sao với chất lượng có thể chưa bằng bản gốc nhưng  cũng không thua kém nhiều trong khi vẫn tiết kiệm   được khoản chi phí khổng lồ đúng ra phải chi  cho các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm.

Dù rất tốn kém nhưng chí ít, việc đầu tư dàn  trải cho nghiên cứu các hệ thống vũ khí dù   không thể đưa vào sử dụng trong thực tế,  một mặt nào đó vẫn có tác động tích cực,   giúp người Mỹ rút ra các bài học kinh nghiệm để  có thể hoàn thiện hơn quy trình nghiên cứu cho   các dự án sau, đồng thời kích thích các hoạt động  ứng dụng khoa học công nghệ lên lĩnh vực khác. Nhưng khi nói về cách tiến hành chiến tranh của  người Mỹ, đây thực sự là một vấn đề gây tranh cãi   lớn khi thay vì sử dụng các loại hỏa lực mạnh  để yểm trợ hoặc tiêu diệt các hệ thống vũ khí   hạng nặng của quân địch, tạo điều kiện thuận  lợi cho bộ binh tiến lên thì người Mỹ lại sử   dụng oanh tạc cơ, pháo hạm, tên lửa, lựu pháo  như một thứ vũ khí giải quyết chiến trường và   bộ binh thường chỉ xông lên khi đội hình quân  địch đã bị các loại vũ khí này đánh cho tan rã.

Hoa Kỳ cũng không ngần ngại chi những khoản  phí khổng lồ để thiết lập các các căn cứ và liên   minh quân sự trên khắp thế giới từ khối Tây u,  Nhật Bản đến Hàn Quốc và Ả Rập xê-út. Thậm chí   sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều đồng minh và các  quốc gia thuộc Liên Xô trước kia đã ngả theo Mỹ,   người Mỹ vẫn tiếp tục duy trì mạng lưới các  căn cứ quân sự trên phạm vi toàn cầu nhằm   ngăn chặn các đối thủ mới có thể nổi lên.  Tính đến năm 2021, Mỹ đã có tới 716 căn cứ   quân sự tương đối lớn ở nước ngoài. tính riêng  khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đến năm 2020,   Mỹ đã duy trì 154.000 binh sĩ đồn trú, gồm  50.000 binh sĩ tại 109 căn cứ ở Nhật Bản,   28.000 quân nhân làm nhiệm vụ tại 85 căn cứ ở Hàn  Quốc. Ở châu u, nước này sở hữu tới 65.000 quân   nhân tại 350 căn cứ, gồm 58 căn cứ ở Italia  và gần 180 cơ sở quân sự trên lãnh thổ Đức. Đối với người Mỹ, các căn cứ này không chỉ nhằm  mục đích giúp Mỹ kiểm soát các hoạt động quân sự   của mình trên quy mô toàn cầu mà còn có ý nghĩa về  mặt chính trị, tình báo và tuyên truyền văn hóa.   Nhưng bù lại, việc duy trì các căn cứ quân sự  như vậy, từ luân chuyển binh lính tranh thiết   bị đến các hoạt động xây dựng, bảo trì đến các  cuộc tập trận chung bằng đạn thật là cực kỳ tốn   kém. Đó còn chưa tính đến các khoản bồi thường  hay phúc lợi khổng lồ cho các binh lính sau khi   xuất ngũ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!