MH-6 Little Bird: Quả Trứng Biết “Làm Th.ịt” Người Mà Bạn Không Dám Đối Mặt

MH-6 Little Bird: Quả Trứng Biết “Làm Th.ịt” Người Mà Bạn Không Dám Đối Mặt

Được giới thiệu vào năm 1980 như một dạng sửa  đổi của chiếc OH-6 Cayuse từng tham chiến tại   Việt Nam. Sự ra đời của dòng trực thăng Little  Bird ban đầu nhằm phục vụ yêu cầu của Quân đội   Hoa Kỳ để tìm kiếm một chiếc trực thăng vận tải  và tấn công hạng nhẹ đa năng.

Yêu cầu này thuộc   “bản chi tiết kỹ thuật 153” và bản thân nó  là một phần của chương trình Trực thăng quan   sát hạng nhẹ (LOH) của Quân đội Hoa Kỳ. Ngày nay, trực thăng tấn công kiêm vận   tải Boeing MH-6M Little Bird hay còn được gọi là  “Killer Egg” (quả trứng gi.ết người) và biến thể   tấn công kiêm cường kích của nó – AH-6 được biết  đến là loại trực thăng hạng nhẹ trang bị tại hầu   hết các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ.

Lúc đó, một thiết  bị bay có trọng lượng rỗng chỉ tầm 722 kg (tức   là chưa bằng 1/3 trọng lượng của chiếc Lexus 570)  cùng khoang lái với 6 binh lính kèm khả năng di   chuyển lên vận tốc tối đa tới 175 dặm (tương  đương 281,6 km/h) lại tỏ ra thực tế hơn bởi ít   nhất nó cũng đủ khả năng nhanh chóng đi xuyên màn  đêm, giúp các binh sĩ tinh nhuệ tiếp cận mục tiêu   nhanh chóng ngay khi các lực lượng phe địch chưa  kịp nhận ra. Chỉ cần có vậy, các loại vũ khí mà   chiếc MH/AH– 6 có thể mang theo bao gồm Súng  xích M230 30mm, súng Gatling 0,50 cal GAU-19,   khẩu súng ngắn M134 7,62 mm,   bệ phóng tên lửa LAU-68D/A cho tên lửa Hydra  70, AGM-114 Tên lửa Hellfire, và thậm chí cả   tên lửa không đối không FIM-92 Stinger.

Thường  thấy nhất trên phiên bản AH-6 là hệ thống súng   máy nòng xoay với tốc độ bắn 6000 phát/ phút. Chừng đó là quá đủ để cung cấp hỏa lực cần thiết   để hỗ trợ cho một số lượng nhỏ binh sĩ tinh  nhuệ có thể tấn công, tiêu diệt một cách nhanh   gọn mọi khả năng kháng cự tại những yếu điểm  của đối phương như sân bay, nhà ga, bến cảng,   trung tâm chỉ huy, thậm chí có thể là nhà máy,  kho vũ khí, lương thực, thực phẩm của đối phương.

Những chiếc Little Bird được trang bị buồng lái được kính hóa gần như hoàn   toàn kết hợp với hệ thống điều khiển kỹ thuật số  đã chứng tỏ mức độ hiệu quả không thể chê vào đâu   được trong việc hỗ trợ những người phi công có  khả năng nhận diện tốt hơn môi trường xung quanh,   và từ đó nâng cao khả năng tác chiến tổng thể. Như vậy, một khi được điều khiển bởi các phi   công dày dạn kinh nghiệm, “quả trứng” này  có thể hạ cánh ở hầu hết mọi địa hình cho dù   đó có là đường phố, mái nhà hoặc khi tấn công  đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau. Ngoài ra,   những chiếc MH/AH 6 cũng tỏ ra hiệu quả tại  những nơi mà nó đã từng xuất hiện trong các   hoạt động triển khai hệ thống định vị nhanh  nhằm đưa binh lính nhanh chóng đổ bộ xuống mặt  đất Có lẽ nhiều bạn đã biết. Thực tiễn luôn luôn là tiêu  chuẩn để đánh giá chân lí. Cũng chính vì   sự hiệu quả của dòng trực thăng này trong  thực tiễn chiến đấu mà lực lượng đặc nhiệm   Mỹ đã đặt cho nó một biệt danh nghe rất bắt  tai: “Killer Egg” – quả trứng gi.ết người”. Cũng theo đánh giá của một cựu phi công đặc  nhiệm Mỹ, không một trực thăng tấn công nào   hiện nay có thể so với những chiếc MH/AH-6 ở  khả năng đa dụng và cơ động trên chiến trường.   Đây cũng là một lý do khiến người Mỹ từ lâu đã  nổi tiếng với tốc độ “thay vũ khí như thay áo”   lại vẫn tin tưởng sử dụng MH-6 Little Bird  trong suốt 40 năm qua cho dù chúng gần như   không hề có khả năng bảo vệ và hỏa lực mạnh mẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!