M142 HIMARS – Lời “Nói Phét” Hay Là Vũ Khí Thần Thánh Thay Đổi Cục Diện Chiến Trường?

M142 HIMARS – Lời “Nói Phét” Hay Là Vũ Khí Thần Thánh Thay Đổi Cục Diện Chiến Trường?

Được ra mắt từ những năm 1990 và đưa vào  biên chế trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 2010,   M142 HIMARS là hệ thống pháo phản lực tầm  trung đa năng, được sản xuất bởi tập đoàn   quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Đây thực ra là  phiên bản nâng cấp của hệ thống pháo phản lực   tự hành bánh xích M270 theo hướng tập trung nâng  cao tối đa khả năng cơ động và có thể phóng tất   cả các loại đạn của pháo phản lực đa nòng.  Nếu một dàn M270 nặng cỡ 26 tấn với 12 ống   phóng thường gây khó khăn cho quân đội Mỹ trong  các tình huống bắt buộc phải vận chuyển nhanh   đến chiến trường bằng đường biển hoặc đường  hàng không thì HIMARS với 6 ống phóng rocket,   được đặt trên xe tải nhẹ, và tổng trọng lượng  chỉ 16 tấn cho phép dễ dàng vận chuyển bằng máy   bay vận tải chiến thuật C-130.

Vì được thiết kế  theo hướng tối ưu không gian, trọng lượng nên   thoạt nhìn, toàn bộ hệ thống pháo phản lực đến  từ xứ sở cờ hoa với chiều dài 7 mét, chiều rộng   2,4 mét và cao 3,2 mét dù không khác gì mấy so với  các đối thủ được phát triển tại Liên Xô và Nga như   BM-27 Uragan, BM-300 Smerch ngoài kích  thước có phần nhỏ nhắn hơn rất nhiều. Kể từ khi được biên chế chính thức trong quân đội Mỹ từ năm 2010, HIMARS nhờ khả năng cơ động cực cao, dễ vận chuyển với số lượng lớn đến chiến trường đã được xem là loại vũ khí đặc biệt hiệu quả, dễ dàng khắc chế kiểu chiến thuật “ địch tiến ta lùi, địch đứng yên ta quấy phá, địch rút lui, ta truy kích” rất được các lực lượng phiến quân ưa chuộng.

Trước thời gian tham chiến tại Ukraine, HIMARS là một trong những loại vũ khí được các lực lượng NATO ưa chuộng ở các chiến trường Afghanistan. Ngoài ra, HIMARS cũng được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, các lực lượng Syria thân Mỹ và quân đội chính phủ Iraq trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq. Rõ ràng, HIMARS thường mang theo hỏa lực từ 2 hộp được nạp sẵn 6 đạn rocket Lockheed Martin M30 / M31 GMLRS được tích hợp hệ thống dẫn đường có độ chính xác cao, cho tầm bắn từ 70-120 km là quá đủ để tấn công, làm tan rã đội hình của các phiến quân trước khi các lực lượng này có thể tập hợp được 1 lực lượng đủ lớn để quay lại phản công.

Ngoài ra, khả năng di chuyển với tốc độ tới 85km/h trên phạm vi tới 480km (tương đương với khoảng cách từ thành phố Thái Nguyên đến huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tình theo hướng QL1A) cũng cho phép các hệ thống HIMARS có thể tự di chuyển trên nhanh đến vị trí chiến đấu, giáng một loạt 6 đạn rocket chính xác vào các nhóm vũ trang hoặc căn cứ quân sự trong 20S rồi lập tức rút lui trước sự bất lực của quân địch. Bên cạnh đó, tính năng khai hỏa khẩn cấp cho phép hệ thống tấn công quân địch trong khoảng cách chỉ từ 200m cũng khiến việc sử dụng kiểu chiến thuật tấn công áp sát đối với HIMARS trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với các hệ thống pháo phản lực phóng loạt từ Nga như BM-300 Smerch có tầm bắn tối thiểu đến 20km.

Vì vậy, trong các trận chiến có sử dụng HIMARS tại Afghanistan và Trung Đông, các lực lượng quân sự NATO đã không mấy khó khăn để giành thế áp đảo trước các lực lượng phiến quân vốn chủ yếu được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ. Thậm chí, tại chiến trường Afghanistan, ngày 24 tháng 5 năm 2018, một đơn vị M142 đã hạ 3 tên lửa vào một tòa nhà ở Musa Qala trong 14 giây, giết ch.ết 50 chiến binh Taliban đang ẩn náu bên trong, thể hiện độ chính xác đến đáng kinh ngạc của loại vũ khí này trong thực chiến. Ngay trong các trận chiến tại Kandahar(Afghanistan), kể cả thời điểm quân Taliban đã có thể tạo ra lợi thế nhờ các đòn tấn công từ mọi hướng về phía quân đội Mỹ. Tuy nhiên, trước uy lực của HIMARS, quân Taliban vẫn bị đánh bật và cách duy nhất để họ có thể chống lại loại vũ khí ch.ết người này là rút sang Pakistan rồi quay trở lại, tiếp tục chiến đấu khi có cơ hội.

Thế nhưng, với cách tiến hành chiến tranh lãng phí đến mức chưa từng có trong lịch sử của mình, HIMARS cũng như các loại vũ khí được tích hợp công nghệ cao khác được Mỹ sử dụng tại Trung Đông không những không chứng minh được ưu thế tuyệt đối về độ chính xác, khả năng cơ động mà còn khiến nhiều ý kiến trái chiều về mức độ hiệu quả thực sự của chúng trong điều kiện chiến trường thực tế. Những quan điểm như vậy chỉ thực sự lắng xuống khi HIMARS có màn thể hiện hết sức ấn tượng tại Ukraine. Số là kể từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, quân đội Nga với lợi thế áp đảo về kinh nghiệm tác chiến lẫn vũ khí, trang thiết bị quân sự đã nhanh chóng giành thế áp đảo ngay trong những ngày đầu tiên khi đã thành công phá hủy số lượng lớn các kho vũ khí, nhà máy công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Diễn biến chiến trường thực sự chỉ có chút chuyển biến sau khi quân đội Ukraine nhận được các hệ thống HIMARS đầu tiên vào tháng 7/2022. Ban đầu, quân đội Ukraine thường chỉ tận dụng khả năng di chuyển nhanh chóng trên phạm vi dài của HIMARS để triển khai hệ thống đến một vị trí được tính toán trước vào ban đêm, sau đó tấn công vào các mục tiêu của Nga nằm trong tầm 80km rồi rút lui nhanh nhất có thể để tránh bị đối phương phản pháo. Nhưng về sau, người Ukraine đã có thể khai thác triệt để hơn khả năng cơ động của loại vũ khí này bằng chiến thuật tấn công liên tục cả sáng lẫn tối, từ nhiều hướng, kết hợp với phương pháp di chuyển luân phiên đến các vị trí bắn khác nhau tùy thuộc vào tình hình chiến trường khiến hoạt động trinh sát, phản kích của quân Nga gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ chiến thuật hết sức thông minh này cùng độ chính xác đáng kinh ngạc của các loạt đạn rocket được phóng từ HIMAR, quân đội Ukraine đã thành công phá hủy tới hơn 100 mục tiêu quân sự nằm sâu trong vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng như Kherson, Berdyansk,.. trong đó có không ít các mục tiêu quan trọng của Nga như kho vũ khí, kho xăng dầu, tuyến tiếp tế hậu cần như cầu, đường sắt. Đáng chú ý nhất là chế độ kích nổ trên không của loại đạn rocket M31, dựa vào quán tính và năng lượng của vụ nổ để phóng các mảnh đạn xuống mục tiêu, giúp tiêu diệt số lượng lớn sinh lực địch hoặc các phương tiện cơ giới, kể cả chúng có nằm sau vật cản. Còn chế độ chạm nổ trực tiếp thông thường và nổ chậm lại tỏ ra thích hợp hơn đối với các mục tiêu là sở chỉ huy, các cây cầu và kho chứa hàng của đối phương. Bất chấp thực tế là con số 20 hệ thống HIMARS vẫn là quá xa vời để tạo ra các trận địa pháo khổng lồ, dọn đường cho các cuộc phản công quy mô lớn như mong muốn của giời chức Ukraine nhưng chí ít cho đến thời điểm hiện tại, HIMARS vẫn là sự lựa chọn không thể hợp lý hơn đối với tình thế của quân đội Ukraine khi vừa có thể gây thiệt hại lên quân thù trong khi vẫn đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn đạn dược cần thiết, nhất là khi hình thái chiến tranh đang chuyển dần sang giai đoạn đánh tiêu hao tại các tỉnh miền Đông, miền Nam và Nga vẫn có thể phát động cuộc tấn công ồ ạt tiếp theo bất cứ lúc nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!