Lý Do Không Một Quốc Gia Nào Thèm Mua Tiêm Kích Hiện Đại Nhất Của Trung Quốc

Lý Do Không Một Quốc Gia Nào Thèm Mua Tiêm Kích Hiện Đại Nhất Của Trung Quốc

Khi tầm vóc toàn cầu của Trung Quốc ngày càng  phát triển, nhiều người đã kỳ vọng hoạt động   xuất khẩu vũ khí sẽ phản ánh vị trí tương xứng  của nước này trên trường thế giới.

Tuy nhiên,   sau nhiều thập kỷ cố gắng, điều  đó đã không xảy ra với Bắc Kinh.  Cuộc đối đầu vào tháng 6/2021 với Philippines  khi các tàu hải quân Trung Quốc xâm phạm   bất hợp pháp vào vùng biển nước này đã  cho chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề,   lộ rõ điểm yếu cơ bản của Trung Quốc đó là  rất ít quốc gia muốn hợp tác với Bắc Kinh. Trong nhiều thập kỷ, người ta cho rằng việc đất nước tỷ dân này vươn lên trở thành một cường quốc xuất khẩu máy bay chiến đấu trên thế giới dường như là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tháng 4/1997, Interavia – Tạp chí thương mại có ảnh hưởng một thời đã dự đoán rằng “Trung Quốc đã ở vị thế sẵn sàng vượt qua Nga”, và Bắc Kinh sẽ “vượt xa Moscow cả thập kỷ hoặc nhiều hơn với tư cách là nhà cung cấp máy bay chiến đấu cho thế giới đang phát triển”. Chín năm sau, Aviation Week & Space Technology nhận định: “Trung Quốc có thể nổi lên như một nhà cung cấp các gói máy bay chiến đấu giá rẻ cho thị trường xuất khẩu.” Tuy nhiên, các con số thống kê trên thực tế cho thấy, rõ ràng, đã không có điều gì tương tự xảy ra. Từ năm 2000 đến năm 2020, theo cơ sở dữ liệu buôn bán vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm thì Trung Quốc chỉ xuất khẩu được số máy bay quân sự trị giá 7,2 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ vẫn giữ vị trí đứng đầu một cách an toàn, với trị giá xuất khẩu 99,6 tỷ USD và Nga ở vị trí thứ hai với 61,5 tỷ USD. Ngay cả xuất khẩu máy bay của Pháp cũng gấp đôi Trung Quốc, với mức 14,7 tỷ USD.

Thế thì tại sao không một quốc gia nào dám mua tiêm kích của Bắc Kinh, mà cụ thể ở đây là siêu phẩm “Rồng dũng mãnh” J-20? Thứ nhất là chú Rồng này tuy có kích thước lớn nhưng lại mang vũ khí cực ít. J-20 được bố trí khoang vũ khí lớn dưới bụng lắp 4 tên lửa không đối không tầm xa PL-15, 2 khoang nhỏ bên hông động cơ có thể mang theo 2 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. Tổng tải trọng vũ khí của J-20 gồm 6 tên lửa, với 4 tên lửa tầm xa và 2 tầm ngắn. Ngoài ra, J-20 dường như không được trang bị pháo, hoặc tính năng này chưa được công bố. Các bài viết về J-20 trên truyền thông Trung Quốc chỉ đề cập đến tên lửa mà không thấy nhắc đến pháo. Nếu không được trang bị pháo thì đây có thể là thiếu sót lớn đối với J-20. Pháo là vũ khí không thể thiếu trong các tình huống cận chiến, đặc biệt là khi đã phóng hết tên lửa. Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ có thể mang theo tổng cộng 8 tên lửa, gồm 6 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn, cùng một pháo M61A2, 6 nòng 20 mm. Trong khi đó, F-22 có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn J-20. Còn tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga có thể mang theo 8 tên lửa, gồm 6 tên lửa tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn, cùng với pháo 30 mm. Hiện tại, khoang vũ khí của Su-57 được giới phân tích quân sự đánh giá cao nhất vì có thể mang được nhiều vũ khí, gồm tên lửa đối không, đối đất và chống hạm. Như vậy, J-20 là tiêm kích tàng hình lớn nhất trong số các dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên thế giới nhưng số lượng tên lửa mang theo lại ít nhất.

Tại sao lại như thế? Có khá nhiều suy đoán cho sự bất cẩn này của Bắc Kinh nhưng có một giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất, đó là sự thiếu hụt pháo cho thấy không chiến không phải nhiệm vụ của J-20, thậm chí có thể Trung Quốc muốn nó tránh các cuộc đụng độ trên không bằng mọi giá. Bởi vì mục tiêu của nó không phải tiêm kích đối phương, mà là những phi cơ hỗ trợ quan trọng như máy bay tiếp dầu và cảnh báo sớm. Về mặt chiến thuật, sự xuất hiện của J-20 có thể buộc lực lượng Mỹ giữ khoảng cách xa khi nổ ra xung đột. Nếu đây là ý đồ của Trung Quốc thì quả thật đồ nhà trồng thì để nhà dùng. Bởi vì rất hiếm có quốc gia nào muốn mua một chiếc tiêm kích không có nhiệm vụ cận chiến, tiêu diệt chiến đấu cơ đối phương. Trừ phi, bạn muốn mua chỉ để “trả đũa” tượng trưng như Pakistan. Thứ hai là dù được báo chí Trung Quốc ca ngợi như những con rồng đầy dũng mãnh nhưng các chiến đấu cơ này vẫn chỉ có “tiếng gầm” yếu ớt bởi một trong những bộ phận chủ chốt của nó là động cơ lại không thể ganh đua được với các sản phẩm đến từ Nga và Mỹ. Công nghệ chế tạo động cơ của đất nước tỷ dân đi sau các đối thủ cạnh tranh của Nga và phương Tây rất nhiều, khiến các chiến đấu cơ tự sản xuất của họ mất đi sức mạnh đáng kể. Các biện pháp hạn chế xuất khẩu vũ khí của các nước phương Tây cấm các nhà thầu bán cho Trung Quốc động cơ phục vụ mục đích quân sự, buộc họ phải tự mày mò thiết kế động cơ của riêng mình hoặc sử dụng những loại động cơ mà Nga đồng ý cung cấp cho nước này để trang bị trên chiến đấu cơ của họ. Trong một cuộc trình diễn vào năm 2014, chiến đấu cơ J-31 đã bị giới quân sự chê “tơi tả” khi phụt ra những luồng khói đen kịt đằng sau động cơ, và nhiều người tuyên bố rằng chẳng cần đến radar, chỉ cần nhìn luồng khói đen này là đã đủ phát hiện máy bay “tàng hình” của Trung Quốc. Hậu quả là các máy bay như J-20 hay J-31 không thể bay ở vận tốc siêu thanh giống như đối thủ F-22 và F-35 mà không sử dụng bộ đốt tăng lực. Để đạt được vận tốc siêu thanh, các chiến đấu cơ này phải sử dụng đến bộ đốt tăng lực, nhưng bộ phận này sẽ làm vô hiệu hóa khả năng tàng hình của máy bay, yếu tố sống còn để bảo vệ phi cơ trước các hệ thống radar phòng không hiện đại của đối phương.

Chính vì những lý do này mà vũ khí Trung Quốc bị ế sưng ế xỉa trên thị trường vũ khí quốc tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!