Không Một Quốc Gia Nào Dám Cả Gan Tấn Công Mỹ Bởi 5 Lí Do Này

Với khả năng giáng đòn tấn công phủ đầu gần như ngay lập tức bất cứ vùng lãnh thổ nào trên thế giới, xuyên qua mọi tuyến phòng thủ, không quân luôn là lực lượng “đi trước về sau” của Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến, là lực lượng mà bất kỳ cường quốc nào cũng phải e ngại Không phải là quốc gia đầu tiên xuất hiện lực lượng không quân nhưng kể từ sau thế chiến thứ nhất, chứng kiến sức mạnh hủy diệt và mức độ hiệu quả của các loại máy bay chiến đấu, người Mỹ không ngừng phát triển không quân đến mức trở thành lực lượng ưu việt nhất thế giới không chỉ về sức mạnh hủy diệt mà còn cả về đường không, vũ trụ,cả không gian mạng.
Lực lượng không quân Hoa Kỳ hiện có trong biên chế tới 406 tên lửa đạn đạo liên lục địa, 170 vệ tinh quân sự. Nhưng cũng như các lực lượng không quân khác, các loại máy bay chiến đấu từ máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích, trinh sát vẫn là xương sống trong lực lượng không quân Hoa Kỳ. Với hơn 5217 máy bay quân sự trong tổng số 13247 máy bay được sử dụng trong toàn quân đội, không quân Hoa Kỳ hiện là lực lượng không quân có quy mô lớn nhất thế giới. Không chỉ có số lượng áp đảo, theo Báo cáo các lực lượng không quân thế giới 2021 của Flightglobal, những loại phi cơ có trong biên chế quân đội Mỹ hầu hết đều là những máy bay quân sự hiện đại nhất thế giới. Chỉ riêng lực lượng máy bay ném bom chiến lược đã có thể coi là một trong những công cụ răn đe hiệu quả nhất của người Mỹ. Ngoài những chiếc B-52 đã quá nổi tiếng trên chiến trường Việt Nam , không quân Mỹ cũng sở hữu 62 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer với khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng và đáng chú ý nhất là 21 chiếc B-2 Spirit với tầm hoạt động lên tới 11000 km. Ngoài ra, người Mỹ cũng có trong biên chế gần 400 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hiện đại thuộc 2 dòng F-22 Raptor và F-35. Không quân Mỹ hiện vẫn còn trong biên chế tới 790 tiêm kích thế hệ thứ 4 F-16 và 490 tiêm kích F-15 đều đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Với hỏa lực dồn dập, khả năng cơ động cao, hiện diện tại các căn cứ trên toàn thế giới, chỉ riêng sự hiện diện của Hải quân Mỹ cũng là quá đủ khiến mọi đối thủ dè chừng trước khi có ý định gây chiến, và đây chính là lý do thứ 2. Mỹ hiện là quốc gia sở hữu số lượng tàu sân bay lớn nhất thế giới bao gồm 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz và 1 tàu sân bay lớp Ford kèm 9 tàu tấn công đổ bộ, 22 tuần dương hạm, 72 khu trục hạm, 8 tàu quét mìn và nhiều loại tàu chiến, hải quân Mỹ hoàn toàn đủ sức tấn công cơ động, răn đe hoặc tấn công phủ đầu bất kỳ đối thủ nào ngay khi chiến sự nổ ra. Kể cả trong trường hợp phải đối mặt với Tên lửa siêu thanh Kinzhal mới nhất của Nga hay loại tên lửa đạn đạo chống hạm tối tân có tốc độ tối đa Mach 10 kèm khả năng tấn công ở phạm vi lên tới 4.000 km mà Trung Quốc đang phát triển, các máy bay F/A-18, F-35C trên tàu sân bay Mỹ có thể nhanh chóng xuất kích đánh chặn đồng thời phản công vào các hạm đội của đối phương.
Lý do thứ ba này có thể coi là quan trọng nhất khiến các cường quốc khác không muốn trực tiếp gây hấn với Mỹ. Với vị thế là lực lượng đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào sử dụng trên chiến trường. Có trong tay 5000 đầu đạn hạt nhân các loại với số đầu đạn hạt nhân đang hoạt động là 2.150 (bao gồm 1.950 đầu đạn chiến lược triển khai trên 798 thiết bị phóng và 200 đầu đạn hạt nhân chiến dịch hiện đang được triển khai trên toàn châu u); quân đội Mỹ hiện vẫn xứng đáng là một trong những lực lượng hạt nhân hiện đại có khả năng răn đe chiến lược hiệu quả nhất thế giới. Cũng như Nga, Trung Quốc, các tên lửa đạn đạo liên lục địa(ICBM) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, làm trung tâm trong chiến lược răn đe hạt nhân. Tức là nếu xảy ra một cuộc chiến tổng lực giữa Hoa Kỳ và một cường quốc hạt nhân khác, các tên lửa này sẽ được quân đội Mỹ phóng đi, mang theo các đầu đạn hạt nhân, hướng thẳng vào các thành phố quan trọng của kẻ thù. Mặc dù được cho là sẽ chỉ giữ lại khoảng từ 400 – 420 trong tổng số 500 tên lửa ICBM bố trí trên mặt đất và những tên lửa trang bị các đầu đạn đa mục tiêu sẽ được chuyển đổi để chỉ mang một đầu đạn. Lực lượng ICBM của Mỹ hiện được biên chế trong ba không đoàn: Không đoàn tên lửa số 90 tại căn cứ không quân F.E. Warren, Wyoming; Không đoàn tên lửa số 91 tại căn cứ không quân Minot và Không đoàn số 341 tại căn cứ không quân Malmstrom, Montana. Mỗi không đoàn có 150 tên lửa được chia làm 3 phi đội, mỗi phi đội được biên chế 50 tên lửa và được kiểm soát bởi 5 trung tâm kiểm soát phóng. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ thường được trang bị các loại đầu đạn W78 và W87, với sức công phá lên tới 300 kiloton. Trong khi đó, quả bom nguyên tử “little boy” được ném xuống Hiroshima tạo nên một trung tâm vụ nổ có nhiệt độ 7.000 độ C, thiêu rụi mọi sinh vật trong bán kính 1,5km, 40% cư dân chết ngay lập tức, 56,5% chết trong vòng 4 tháng sau đó. Không chỉ có dàn tên lửa đạn đạo không thể ngăn chặn, mà khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của quân đội Hoa Kỳ còn nằm ở các loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân như B-52, B-2 Spirit.
Được biết, Mỹ hiện đang duy trì khoảng 200 đơn vị vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Trong đó, 150-200 quả bom B61-3/4 đang được triển khai tại 6 căn cứ không quân thuộc 5 nước thành viên NATO tại châu u (Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ). Không quân Bỉ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ (với các máy bay F-16), Italia và Đức (với các máy bay PA-200 Tornado) được giao nhiệm vụ tấn công hạt nhân sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng có khoảng 500 đầu đạn hạt nhân phi chiến lược đang lưu trữ ở các kho trong nước và trang bị trên các tên lửa Tomahawk. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng viễn cảnh xảy ra một cuộc chiến tổng lực khiến cả 2 cùng bị tiêu diệt giữa Mỹ và bất kì cường quốc nào khác sẽ là điều rất khó xảy ra.