Horten H.XVIII: Siêu Phẩm Sinh Ra Để Xóa Sổ Nước Mỹ

Vào cuối năm 1944, khi cán cân của cuộc Đại chiến Thế giới lần II dần nghiêng về phía quân đồng minh theo hướng có lợi, đặc biệt là Hoa Kỳ khi mà nước này có sân nhà hầu như nằm ngoài tầm với của các máy bay ném bom thế hệ hiện tại của Phát xít Đức, đã gây ra rất nhiều gián đoạn trong nỗ lực chiến tranh của Hitler ở châu Âu. Với ảo vọng về một đòn đánh đảo ngược thế cờ cũng như giải tỏa sức ép cho các chiến trường khác, quốc trưởng Đức Quốc xã tin rằng việc ném bom Mỹ đặc biệt là New York, Mỹ là một ý tưởng đúng đắn và là niềm hy vọng gần như cuối cùng cho quân đội phát xít.
Trước tình hình đó Hitler và không quân Quốc Xã đã yêu cầu xem xét nghiên cứu một loại máy bay tầm xa có thể hoạt động ở phạm vi 11.000km và mang được tải trọng khoảng 4000kg bom, một phạm vi hoàn hảo từ Berlin tới New York mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Nó nhằm một mục đích duy nhất là ngăn cản sự tham gia cũng như đè bẹp ý chí của Mỹ trong cuộc chiến bằng cách vận chuyển bom đến các thành phố và nhà máy của xứ sở cờ hoa qua các con đường xuyên Đại Tây Dương. Đã có năm công ty máy bay hàng đầu của Đức thử sức nghiên cứu và gửi thiết kế. Tuy nhiên không có công ty nào đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà không quân nước này đưa ra. Ngay trong thời điểm đó, anh em nhà Horten đã nhanh chóng tiếp nhận yêu cầu và chấp nhận thách thức để thiết kế ra một máy bay ném bom như vậy sử dụng ý tưởng “cánh bay” hình dạng giống con cá đuối độc đáo của họ. Điều này dẫn đến việc hai anh em đã phát triển sản phẩm thử nghiệm là mẫu Ho 229 hiện có bằng cách đơn giản là mở rộng kích thước của nó và thêm động cơ bổ sung.
Siêu phẩm này được tăng lên sáu động cơ so với hai động cơ ban đầu và dự án đã được đặt tên là Horten “H.XVIII. Để đáp ứng được yêu cầu di chuyển trong phạm vi rộng mà không cần tiếp nhiên liệu cũng như gia tăng tối đa tải trọng bom lớn nhất có thể, hai anh em kỹ sư người Đức này đã nghiên cứu rất kĩ phần động cơ cũng như hình dạng thiết kế của chiếc siêu máy bay mà họ ấp ủ. Cuối cùng, họ đã thiết kế và lựa chọn mẫu động cơ phản lực BMW 003 hoặc Junkers Jumo 004 được bố trí thành hai cụm ba động cơ. Các động cơ sẽ chiếm một vị trí trong thân sau, được hút qua sáu cửa sổ ở mép trước và xả qua mép sau của thân máy bay, tạo ra một đường viền tổng thể mượt mà cho hình dạng của máy bay. Các số liệu ước tính về hiệu suất của nó bao gồm tốc độ tối đa là 820km/h với phạm vi khoảng 11.000km và tốc độ khi hạ cánh là 136km/h. Tuy nhiên nó cũng được thiết kế để không bao giờ vượt quá giới hạn tốc độ 900km/h, có thể bạn chưa biết thì đây là tốc độ gấp đôi tốc độ mà một chiếc máy bay của quân đồng minh có thể đạt được vào thời điểm đó. Công nghệ của người Đức quả thật rất đáng ngưỡng mộ.
Chiếc máy bay này sở hữu chiều dài 19m, sải cánh lên tới 40m và chiều cao 5,8m kết hợp cùng thiết kế vô cùng mới lạ nhằm tối ưu tốc độ và tải trọng khiến không quân Quốc xã trở nên tự tin hơn bao giờ hết. Hình dáng phía trên của máy bay là một hình tam giác hơi dẹt cùng diện tích cánh 150m2, nó kết hợp với buồng lái được đặt ở đỉnh chứa phi hành đoàn ba người dưới một cụm vòm “kiểu nhà kính” cung cấp tầm nhìn tối đa cho các phi công. Cánh bay có một số ưu điểm so với các loại oanh tạc cơ trước đây, với toàn bộ diện tích bề mặt dành riêng để tạo lực nâng, máy bay có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn 20-30% và có tầm bay lớn hơn. Ngoài ra do tiết diện nhỏ hơn nên cánh máy bay cũng sẽ có cấu hình radar nhỏ hơn, khiến nó trở thành máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới. Việc chế tạo Horten H.XVIII được thiết lập bao gồm một khung thép ống với lớp da kim loại ở thân và kết hợp gỗ hoặc keo cho cánh. Thiết kế này giúp nó có thể kiểm soát hướng bay một cách dễ dàng hơn cũng như đạt được trọng lượng cất cánh tối đa là 32.000kg và có thể mang tới 4000kg bom. Vũ khí phòng thủ của nó là một tháp pháo duy nhất do một xạ thủ điều khiển. Nó được trang bị hai khẩu pháo tự động 30mm Mk 108 để bảo vệ máy bay khỏi sự đánh chặn từ các máy bay bám theo. Tháp pháo được đặt ngay phía sau buồng lái để giữ cho phi hành đoàn có thể tác chiến hiệu quả cùng nhau và cải thiện thông tin liên lạc giữa các thành viên. Bên cạnh đó, là các hệ thống phòng thủ bổ sung thông qua một tháp pháo tương tự được gắn ngay bên dưới phần nắp lưng – được trang bị cùng một loại vũ khí và nhằm mục đích bảo vệ mặt dưới dễ bị tổn thương của máy bay. Phần gầm có thể phản lực để cấu tạo và vận hành đơn giản khi hạ cánh bằng hệ thống trượt. Ngoài ra, sự kết hợp giữa tốc độ và giảm tiết diện radar sẽ khiến máy bay ném bom Horten H.XVIII rất khó bị đánh chặn.
Có thể nói mẫu máy bay Horten H.XVIII không chỉ sở hữu tốc độ cũng như tầm hoạt động đáng kinh ngạc, mà nó còn là một trong số ít máy bay tại thời điểm đó có thể thực hiện ý tưởng điên rồ đó là bay từ Berlin tới New York. Tuy rằng kế hoạch này đã mãi mãi không bao giờ được thực hiện nhưng nó không chỉ cho chúng ta nhìn thấu dã tâm đầy mưu mô của Hitler mà còn cho cả thế giới thấy được sức mạnh công nghệ vượt thời gian của người Đức. Nó là biểu tượng của khoa học công nghệ mà đến cả sau khi chiến tranh kết thúc