Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD uy lực thế nào?

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD (Terminal High Altitude Area Defense), là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động, dùng để tiêu diệt tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật và tầm trung ở bên trong và bên ngoài khí quyển để bảo vệ các khu dân cư và các mục tiêu hạ tầng trọng yếu
Hệ thống có khả năng cơ động cao và khả năng triển khai trên toàn thế giới, có khả năng tương tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác
Hệ thống THAAD áp dụng khái niệm “đánh chặn động năng” (hit-to-kill), chỉ sử dụng động năng của tầng đánh chặn để tiêu diệt mục tiêu khi va chạm trực tiếp với mục tiêu chứ không thuốc nổ
Nhờ có động năng cao của tầng đánh chặn, hệ thống THAAD sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều khi tác chiến chống các tên lửa đường đạn lạc hậu như R-17 Scud
Lịch sử phát triển
Hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động THAAD của Mỹ được một nhóm các hãng công nghiệp, đứng đầu là Công ty Lockheed Martin Missiles and Space phát triển từ năm 1992 Đầu năm 1995, tại trường thử White Sands, bang New Mexico, đã triển khai các mẫu bệ phóng thử nghiệm
Tháng 1/2006, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ký với Lockheed Martin hợp đồng cung cấp 2 hệ thống THAAD đầu tiên kèm theo 48 tên lửa chống tên lửa
Đã có 39 lần phóng thử (kể cả đánh chặn bia bay huấn luyện trong điều kiện sát với thực chiến), 31 lần được xác nhận là thành công Từ năm 2005, các vụ thử đánh chặn cho kết quả thành công 100%
Thành phần hệ thống
Hệ thống THAAD bao gồm 4 thành phần chính: tên lửa đánh chặn (tên lửa chống tên lửa), xe bệ phóng, đài chỉ huy và trang bị liên lạc, radar
Tên lửa đánh chặn
Tên lửa chống tên lửa của THAAD là loại 1 tầng, nhiên liệu rắn, có trọng lượng phóng 900 kg, chiều dài 6,17 m và đườn kính thân tối đa 0,37 m, bao gồm: phần đầu, khoang giữa và động cơ tên lửa nhiền liệu rắn với loa phụt ổn định ở đuôi do Công ty Pratt & Whitney phát triển
Phần đầu tên lửa có dạng tầng đánh chặn động năng tự dẫn kiểu tách, dùng để tiêu diệt mục tiêu đường đạn bằng va chạm trực tiếp Phần mũi được che bằng chụp rẻ dòng 2 mảnh, bung ra khi tên lửa chống tên lửa ở giai đoạn bay cuối
Tầng đánh chặn bao gồm: đầu tự dẫn hồng ngoại đa phổ hoạt động ở các vùng hồng ngoại giữa (3,3 -3,8 micromet) và hồng ngoại xa (7-10 micromet), hệ thống điều khiển lệnh-quán tính, hệ thống động cơ cơ động và định hướng trong không gian
Tên lửa của THAAD có thể tiêu diệt mục tiêu tên lửa chiến dịch-chiến thuật (tầm bắn đến 1000 km) và tên lửa đường đạn tầm trung (tầm bắn đến 3500 km) ở độ cao 40-150 km và tầm bắn đến 200 km
Xe bệ phóng
Trên bệ phóng bố trí 8 tên lửa chống tên lửa đặt trong các ống phóng kín liên kết thành một module trên khung gầm xe đầu kéo 10 tấn М1075 được phát triển trên cơ sở xe tải việt dã cao của hãng Oshkosh Truck Corporation
Bệ phóng có tổng trọng lượng 40 tấn, chiều dài 12 m, chiều rộng 3,25m Thời gian nạp đạn lại cho bệ phóng là 30 phút
Các bệ phóng của THAAD có khả năng không vận và có thể vận chuyển bằng các máy bay vận tải hạng nặng C-141
Đài chỉ huy và trang bị bảo đảm liên lạc
Đài chỉ huy có thể đặt cách xa radar đến 14 km; bảo đảm công tác xử lý tín hiệu, truyền dữ liệu giữa các đài chỉ huy Mỗi đại đội THAAD được biên chế 2 đài chỉ huy, mỗi đài có 2 vị trí công tác
Radar
Radar AN/TPY-2 triển khai trên mặt đất, do Raytheon Systems cung cấp, dùng để quan sát, phân loại và nhận dạng mục tiêu THAAD còn có thể được các vệ tinh trinh sát quân sự như Brilliant Eye cung cấp thông tin
Các thiết bị radar có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 AN/TPY-2 sử dụng 1 anten mạng pha 9,2 m² hoạt động ở băng tần I và J (băng X), có khả năng bắt mục tiêu tên lửa ở tầm đến 1000 km