H.ạ Gục Ngon Lành Apache + Black Hawk – Trực Thăng Mới Nhất Của Mỹ

H.ạ Gục Ngon Lành Apache + Black Hawk – Trực Thăng Mới Nhất Của Mỹ

Được phát triển từ năm 2013, V-280  Valor là kết quả của sự hợp tác giữa   Bell Helicopter với một số công ty quốc phòng  lừng danh của Hoa Kỳ bao gồm Lockheed Martin,   General Electric (GE), Moog, IAI của Israel,  TRU Simulation & Training, Astronics, Eaton, GKN   Aerospace, Lord, Meggitt và Spirit AeroSystems.

Dự kiến, dòng trực thăng lưỡng thể V-280 Valor   được đưa vào sản xuất sẽ có kích thước tương đối  lớn khi so với các dòng máy bay trực thăng thông   thường khác của quân đội Mỹ như UH-60 Black hawks,  AH-64 Apache. Cụ thể, khi được đưa vào sản xuất   với quy mô đại trà, loại máy bay này dự kiến sẽ  có kích thước cơ bản bao gồm: chiều dài 15.4 m;   rộng: 24.93 m; cao 7 m và trọng  lượng rỗng: 15.000 kg nhưng trọng   lượng cực đại khi cất cánh lên tới 26.000 kg. Cũng như những loại trực thăng cánh lật khác,   mẫu Bell V-280 Valor được coi là sự kết hợp độc  đáo giữa các điểm mạnh của 2 dòng máy bay như   khả năng cơ động, cần ít không gian cất hạ cánh  của trực thăng và tốc độ của phi cơ cánh cố định.

Thật vậy, dựa vào 2 động cơ tua-bin T64 và một  cánh quạt với đường kính 11m kết hợp với công   nghệ lai Tiltrotor, những chiếc V-280 có tốc độ  hành trình lên tới 519 km/h, phạm vi tác chiến   bao phủ từ 900 – 1.400 km cùng tầm hoạt động lên  tới 3.900 km. Đây là những con số cực kỳ ấn tượng   đối với một chiếc trực thăng trinh sát chiến  đấu. Khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như trực   thăng đồng thời có thể đổi hướng cánh quạt để bay  với vận tốc như một máy bay thông thường của V-280   cho phép chiếc máy bay này có thể tác chiến trong  nhiều môi trường phức tạp, thực hiện các nhiệm vụ   tấn công tiêu diệt một cách bất ngờ các điểm hỏa  lực của quân địch đồng thời hỗ trợ hỏa lực cho các   đơn vị bạn đang tác chiến dưới mặt đất.

Ngoài ra,  chiếc trực thăng lưỡng thể này cũng có thể chở tới   14 binh sĩ hoặc 5,4 tấn hàng hóa, là công cụ đắc  lực hỗ trợ các đơn vị hậu cần giúp các trang thiết   bị có thể nhanh chóng đến được với người lính  ngay cả trong những tình thế hiểm nghèo nhất.

Đặc biệt, V-280 có giá chỉ tương đương với 1 chiếc   Boeing AH-64E Apache Guardian (khoảng 35,5 triệu  USD) tùy từng biến thể và công nghệ tích hợp.  Qua quá trình hợp tác với các nhà sản xuất khác,  V-280 cũng có cơ hội tận dụng các công nghệ cảm   biến tối tân của chương trình tiêm kích tàng hình  F-35 – Hệ thống Phân phối Khẩu độ (DAS), được ví   là “mắt của Chúa”. 6 camera hồng ngoại độ phân  giải cao gắn trên thân máy bay cho phép quan   sát 360 độ theo thời gian thực. Thông tin từ  cảm biến của hệ thống phân phối khẩu độ có thể   hiển thị lên mũ bay tích hợp hoặc màn hình trong  buồng lái, mang lại hiệu suất tác chiến vượt trội.   Ngoài ra, V-280 sẽ sử dụng một số thành phần cảm  biến phát hiện và nhắm mục tiêu của trực thăng   tấn công Apache. Được biết, tập đoàn Bell còn  đang áp dụng giải pháp mới, đó là sử dụng các   kỹ thuật che chắn hồng ngoại tiên tiến kết hợp  cùng thiết kế khí động học độc đáo giúp chiếc   trực thăng càng khó bị kẻ thù phát hiện hơn. Dù đều là nơi sản sinh ra những dòng trực thăng   chiến đấu mạnh nhất thế giới. Thế nhưng khác với  các trực thăng của người Nga đặt nặng tính tiện   dụng và khả năng cơ động, phù hợp cho các chiến  thuật độc lập tác chiến thì các dòng trực thăng   của Mỹ lại nổi tiếng với khả năng tích hợp nhiều  công nghệ, cho phép chúng phối hợp nhịp nhàng với   các đơn vị khác trên chiến trường.

Vì vậy, bên  cạnh khả năng hỗ trợ hậu cần, truy vết và tiêu   diệt mục tiêu thì khả năng cơ động nhanh chóng đến  các chiến trường , phối hợp với các vũ khí khác,   yểm trợ các đơn vị bạn cũng hết sức quan trọng. Để làm tốt nhiệm vụ này, các phiên bản V-280   cũng được trang bị các giá treo vũ khí  bên thân và ụ súng máy có thể điều khiển   linh hoạt ngay trong buồng lái. Với pháo và  tên lửa cùng một số vũ khí có lái dẫn khác,   chiếc trực thăng đủ khả năng phối hợp tác chiến  cùng xe tăng Abrams một cách nhịp nhàng đồng   thời đảm đương nhiệm vụ chi viện hỏa lực trên  không. Cùng với khả năng di chuyển nhanh chóng,   phạm vi chiến đấu rộng lớn, V-280 cũng được kỳ  vọng sẽ là vũ khí không thể thiếu, đóng vai trò   là một mắt xích trong đội hình chống tăng và  yểm trợ trên không trong một trận chiến quy   ước tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong tương lai. Tận dụng thế mạnh của những loại UAV giá rẻ,   hiệu quả cao đang phát triển với tốc độ chóng mặt,  Bell cũng tích hợp trên V-280 khả năng triển khai   các phương tiện bay không người lái mà không bị  ảnh hưởng bởi hệ thống cánh quạt khi đang bay…   và hệ thống này có thể được chế tạo, tùy biến căn  cứ vào yêu cầu thực tế của các đơn vị Lục quân Mỹ.  Với hàng loạt ưu điểm như vậy, cũng không  khó để hiểu khi lục quân Mỹ đang có dự định   đưa trực thăng tàng hình V-280 Valor vào  sử dụng từ năm 2030 để tránh phụ thuộc   vào Không quân và Hải quân trong các hoạt  động tấn công luồn sâu và đây sẽ trở thành   máy bay tàng hình đầu tiên của Lục quân Mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!