“Dơi Cáo” Nga MiG-41 Nhanh Hơn Cả “Chim Đen” SR-71 Của Mỹ

“Dơi Cáo” Nga MiG-41 Nhanh Hơn Cả “Chim Đen” SR-71 Của Mỹ

Trải qua hơn 40 năm phục vụ, Nga đã lên ý tưởng  cho một chiến đấu cơ thế hệ 6 mang tên MiG-41.   Trang eurasiantimes.com dẫn thông tin từ một số  báo cáo cho biết, một nguyên mẫu của MiG-41 có   thể được tạo ra trong vòng hai năm tới và sau  hàng loạt cuộc thử nghiệm, những chiếc MiG-41   đầu tiên sẽ chính thức bay trên bầu trời vào năm  2025. Cũng có thông tin cho rằng trong tương lai,   MiG-41 có thể được phát triển thành loại máy  bay chiến đấu không người lái. Trong khi đó,   chuyên gia phân tích quân sự người Nga Vasily  Kashin chỉ tiết lộ rằng, đã có những cuộc thảo   luận và nghiên cứu ban đầu về việc phát triển  dòng máy bay chiến đấu “kế vị” cho MiG-31,   nhưng mọi thứ mới chỉ đang ở giai đoạn sơ khai. Dù phương Tây cho rằng, những thông tin về dự án   phát triển MiG-41 thực chất chỉ là “đòn gió” của  Nga, song dường như đến nay, bức tranh chân thực   về “siêu máy bay chiến đấu” thế hệ thứ 6 này đang  dần được hình thành.

Ông Ilya Tarasenko, Tổng giám   đốc Tập đoàn MiG cho biết, kết quả phát triển có  thể sẽ được công bố trước công chúng trong tương   lai gần, đồng thời khẳng định MiG-41 sẽ được biên  chế cho quân đội Nga vào thời điểm mà những chiếc   MiG-31 đã trở nên lỗi thời và ngừng hoạt động. Nếu dự án này trở thành hiện thực, chắc chắn   sức mạnh của các đơn vị không quân Nga  sẽ được bổ sung đáng kể và giúp nước   này tiếp tục khẳng định vị thế của một trong  những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới.  Mig-41 không chỉ là tiêm kích thông  thường mà còn là một máy bay đánh chặn,   được thiết kế chủ yếu để tiêu diệt máy bay ném bom  và tên lửa hành trình của đối phương. MiG-41 được   trang bị tên lửa dẫn đường với đầu dẫn đường  hồng ngoại cùng với radar và pháo bắn nhanh.  Hiện tại, có 5 thế hệ máy bay chiến đấu, mỗi thế  hệ đều có các đặc tính kỹ thuật riêng. Thế hệ mới   nhất cho đến nay là F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga (dự  kiến bắt đầu hoạt động chiến đấu trong năm 2021).  MiG-41 đã là thế hệ máy bay chiến đấu thứ  sáu, sẽ có các đặc tính kỹ thuật tốt hơn   nữa.

Theo Ilya Tarasenko, Tổng giám đốc tập  đoàn MiG, MiG-41 không phải chỉ là sự hiện   đại hóa sâu sắc của thế hệ 5 mà là một mẫu máy  bay mới về cơ bản, được sử dụng để ném bom,   đánh chặn tên lửa và có thể đánh chặn cả các  mục tiêu trong không gian vũ trụ, tiêu diệt   các vệ tinh của đối phương treo ở quỹ đạo thấp. Các thông số chính của tiêm kích MiG-41 được giữ   tuyệt mật với tương đối ít chi tiết liên quan được  tiết lộ, những tiêm kích đánh chặn này sẽ là sự   kết hợp tinh hoa và kinh nghiệm 30 năm sử dụng của  tiền nhiệm MiG-31, và theo giới chức Nga, đây sẽ   là một chiếc máy bay “hoàn toàn mới”, không phải  là một phiên bản nâng cấp sâu của MiG-31, mà là   một sự thay thế; có thể sử dụng động cơ Izdeliye  30 hiện đang được phát triển cho Su-57, để tạo ra   siêu phẩm đánh chặn tích hợp các vũ khí tiên tiến  cùng các loại phương tiện hàng không hiện đại, có   thể hoạt động ở Bắc Cực và là một mắt xích tin cậy  trong hệ thống vũ khí bảo vệ biên giới nước Nga.  Được phát triển để thay thế MiG-31 Foxhound và  không giống như Su-57, MiG-41 dự kiến ​​sẽ không   được xuất khẩu. MiG-41 là máy bay siêu thanh, có  khả năng hoạt động trong không gian gần, và sẽ tập   trung nhiều hơn vào chiến tranh không gian. Điều  này thể hiện một phần xu hướng ngày càng tăng đối   với việc đầu tư nhiều hơn vào các khả năng không  gian của các cường quốc quân sự và việc Nga triển   khai một máy bay phản lực chiến đấu có độ bền cao  được thiết kế đặc biệt để vô hiệu hóa vệ tinh của   đối phương – yếu tố tiềm năng thay đổi cuộc chơi  về khả năng thống trị không gian thông tin bằng   cách làm mù mắt đối phương và thông tin liên lạc.

MiG-41 sẽ sở hữu nhiều tính năng kỹ chiến thuật   cực kỳ ưu việt như khả năng tán xạ sóng radar cao,  khiến nó “tàng hình” hơn cả Su-57, có thể xuyên   thủng mọi hệ thống phòng không của đối phương và  có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh.  MiG-41 dự kiến ​​sẽ triển khai thế hệ vũ khí  không đối không mới, và trong khi R-37 được   sử dụng bởi các máy bay đánh chặn Foxhound  hiện có tầm bắn 400km và gắn đầu đạn nặng 60   kg. Phiên bản hiện đại hóa R-37M (còn được gọi  là RVV-BD hay “Sản phẩm 620”; định danh NATO là   “Arrow” – Mũi tên) được phát triển bởi Cục Thiết  kế Chế tạo Máy Nhà nước Vympel, được đặt theo tên   của một thành viên của Tập đoàn Vũ khí-Tên lửa  chiến thuật II Toropov. Nó có chiều dài 4,06 m,   trọng lượng phóng 510 kg, đầu đạn phân mảnh nặng  60 kg, độ cao đánh trúng mục tiêu từ 15 đến 25 km.  Tên lửa có động cơ đẩy chất rắn chế độ kép và hệ  thống dẫn đường kết hợp quán tính thông qua hiệu   chỉnh vô tuyến và radar chủ động với chức năng  di chuyển trong giai đoạn cuối của chuyến bay,   cho phép phi công khai hỏa theo nguyên tắc  “phóng và quên”. Tên lửa R-37 và tên lửa   tương lai R-37M sẽ cho phép máy bay chiến đấu  này tấn công mục tiêu ở khoảng cách trên 300 km.  Có thông tin rằng, tên lửa của máy bay đánh  chặn mới có thể sẽ nhanh hơn đáng kể và có   tầm bắn gần 600km; nhiều khả năng vũ khí MiG-41  tầm bắn ước tính từ 700-1.300 km sẽ được giấu bên   trong thân máy bay. Mặc dù tốc độ Mach 6 của R-37  có thể không đủ để đe dọa các máy bay siêu thanh ở   tầm xa hơn như SR-72 sắp ra mắt của Mỹ, nếu tên  lửa không đối không mới dùng cho MiG-41 có thể   vượt quá tốc độ Mach 14, nó có thể gây ra mối đe  dọa nghiêm trọng đối với các mục tiêu siêu thanh.

Hãng tin Riafan tiết lộ, tiêm kích MiG-41 sẽ có  khả năng tác chiến vô song nhờ hệ thống phòng vệ   laser mới, có thể vô hiệu hóa các tên lửa đang  bay đến bằng cách đốt cháy và phá hủy trước   khi chúng tiếp cận máy bay. Theo một số nguồn  tin, chiến đấu cơ MiG-41 sẽ không tập trung quá   nhiều vào khả năng tàng hình vì hệ thống phòng vệ  laser sẽ bù đắp cho tính năng này. Thay vào đó,   thiết kế của máy bay sẽ chú trọng đến  tính cơ động, tải trọng vũ khí nhằm tạo   thế áp đảo về hỏa lực trước đối phương. Việc tích hợp trí thông minh nhân tạo,   tự vận hành mà không cần phi công. MiG-41 sẽ có  phạm vi tác chiến 1.500 km, có tốc độ đạt Mach   4 (4.500 km/h) ở độ cao hơn 25km, có thể vươn đến  phần lớn lãnh thổ rộng lớn của Nga trong thời gian   ngắn nhất. Thông số trên vượt qua hoàn toàn SR-71  Với Tốc độ lớn nhất: 3530 km/h (Mach 3,2) ở độ cao   24.000 m (80.000 ft) với tầm bay tối đa: 5.925 km Được biết, Mikoyan đang ráo riết chạy đua nhằm tìm kiếm những thiết bị điện tử tối tân nhất  có thể. Họ dự kiến sẽ trang bị cho MiG-41   một radar kết nối mạng siêu mạnh, có khả  năng chia sẻ thông tin với hệ thống phòng   không trên mặt đất để phi công có thể dễ dàng  truy vết hay tiêu diệt mọi mục tiêu, cho dù đó   có là tiêm kích đối phương hay các loại máy  bay ném bom tàng hình ở tầm xa vài trăm km.  Các chuyên gia phương Tây nghi ngờ về việc  chiếc MiG mới có thể hoạt động trong không   gian. Họ không tin rằng MiG mới sẽ thành công  như nhau trong việc cơ động cả ở các tầng   thấp của khí quyển và trên thượng tầng khí  quyển với mật độ không khí rất thấp. Theo   nhà báo Michael Peck trong một bài báo  cho ấn bản The National Interest của Mỹ,   khả năng đa nhiệm như vậy cũng khó xảy ra ngay  cả đối với máy bay chiến đấu hiện đại nhất.  Nhiều nhà phân tích quân sự cũng cho rằng  MiG-41 có thể sẽ quá đắt đối với Nga.   Ví dụ, chi phí của máy bay chiến đấu thế hệ 5  F-35 của Mỹ lên tới 90 triệu USD. Theo tỷ giá   hối đoái hiện tại, nó là 603 triệu rúp. Ngược lại  với nhận định của các nhà phân tích Phương Tây,   chuyên gia quân sự Vasily Kashin tin rằng Nga,  do lãnh thổ rộng lớn, rất cần một dòng máy bay   đánh chặn mới. Theo những chuyên gia này,  kể cả khi dự án MiG-41 có thực sự tồn tại   đi chăng nữa thì nhanh nhất cũng phải đến năm  2030, chiếc máy bay này mới có thể có chuyến   bay đầu tiên trên bầu trời rộng lớn của nước Nga. Mặc dù còn nhiều hoài nghi về công nghệ cũng như   vấn đề tài chính của nước Nga do chiến dịch quân  sự đặc biệt của nước này tại Ukraina cũng như lệnh   cấm vận của phương Tây, nhưng dự án MiG- 41 vẫn  nhận được nhiều kỳ vọng. Nếu dự án thành công,   MiG-41 sẽ là người kế nhiệm xứng đáng của huyền  thoại MiG 31. Nó sẽ là nỗi e sợ của bất cứ kẻ   thù nào của nước Nga. Các kỹ sư Nga liệu có  thể khắc phục trở ngại để thúc đẩy tạo ra   những chiến đấu cơ hùng mạnh nhất trên bầu  trời hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!