Đi Tìm Khẩu Súng Bắn Tỉa Công Phá Đáng Sợ Nhất Thế Giới
Nếu được hỏi đâu là nơi đã sản sinh ra những xạ thủ bắn tỉa tài năng nhất thế giới, chắc không ít khán giả của KTQS sẽ nhớ ngay đến Liên Xô cũ cùng những con người đã trở thành huyền thoại như anh nông dân Ivan Mihailovich Sidorenko, nữ xạ thủ xinh đẹp người Ukraine Lyudmila Pavlichenko, Anh hùng Xô Viết Vasily Grigoryevich Zaytsev.
Cho đến hiện tại, dù đã đi vào sử sách nhưng những quốc gia hậu duệ của Liên Xô cũ trước đây vẫn chưa bao giờ thôi chú trọng phát triển các lực lượng lính bắn tỉa chuyên nghiệp. Nhưng không như các xạ thủ bắn tỉa thông thường, chủ yếu chỉ là ám sát các yếu nhân phe địch, đồng thời quấy rối, gây áp lực phòng vệ lên đối phương, xạ thủ dùng súng bắn tỉa công phá còn kiêm thêm nhiệm vụ tấn công, vô hiệu hóa các trang thiết bị không được bọc thép, xe thiết giáp hạng nhẹ cũng như trực thăng và máy bay. Do đó, một xạ thủ như vậy thường phải trải qua quá trình đào tạo cực kỳ khắc nghiệt.Nhưng để có thể khai thác tốt hơn hiệu quả chiến đấu của từng người lính, bên cạnh công đoạn đào tạo chính quy, bài bản, các quốc gia này cũng không quên cho ra đời những khẩu súng bắn tỉa công phá với mức độ hoàn thiện cực cao, không chỉ cho tầm bắn xa mà độ chính xác cũng tiệm cận mức hoàn hảo.
Những gì bạn trông đợi về khẩu súng bắn tỉa công phá của mình chỉ là một mẫu súng có trọng lượng đủ nhẹ để 1 người lính có thể di chuyển bình thường nhưng vẫn đủ mạnh để công phá cả những phương tiện cơ giới thì rõ ràng, mẫu súng lừng danh mang tên Barret M107 sẽ là ứng cử viên sáng giá hơn rất nhiều.
Được thiết kế với nhiệm vụ vừa để chống bộ binh, vừa công phá các phương tiện, khí tài địch, những khẩu Barret M107 dù chỉ sử dụng cỡ đạn 12,7X99mm chuẩn NATO nhưng lại có sơ tốc đầu nòng 853m/s, cho phép súng tấn công chính xác các mục tiêu tại khoảng cách 1825m trong khi tầm bắn tối đa của súng tới hơn 2458 m. Dù trông có vẻ cồng kềnh nhưng súng cũng chỉ có chiều dài 1448mm cùng khối lượng 12,9kg, quá đủ để những người lính có thể đem súng di chuyển lên khắp các chiến tuyến, đến bất kỳ vị trí nào mà an toàn để tấn công mục tiêu.
Nếu như trước kia, ngay từ thời kỳ những khẩu súng bắn tỉa công phá hầu như rất ít được quan tâm do các định kiến về việc trọng lượng quá nặng cùng sức giật mạnh của loại vũ khí này sẽ khiến người lính khó xoay sở khi chiến đấu. Thế nhưng, nhờ có được cơ chế dàn đều sức giật ra toàn bộ khẩu súng, kết hợp lò xo gia cường cùng đầu nòng điều hướng luồng khí thuốc phụt ra 2 bên, sự xuất hiện của những khẩu Barrett M107 đã chứng minh được rằng “ thay vì phải lựa chọn giữa khả năng cơ động chiến đấu và sức mạnh xuyên phá, 1 xạ thủ bắn tỉa hiện đại có thể chọn cả 2” Chính độ giật thấp cũng góp phần làm tăng hiệu quả tấn công của súng đến mức vượt xa ngay cả những loại súng bắn tỉa có sức sát thương mạnh mẽ nhất như Snipex Alligator, giúp người lính có thể bắn liên tiếp cả băng đạn 5 viên trong vòng 10s chính xác vào mục tiêu mà không phải mất quá nhiều thời gian để lên đạn rồi ngắm bắn lại từ đầu. Vì vậy, những người lính sử dụng M-107 có thể chiến đấu với đối phương suốt thời gian dài mà không phải quan tâm đến các tình huống độ sẽ bị độ giật của súng làm cho kiệt sức.
Với những ưu điểm không đâu có được cùng những màn thể hiện cực kỳ ấn tượng trên các chiến trường thực tế, Barrett M-107 chắc chắn sẽ là mẫu súng bắn tỉa hoàn hảo nhất có trong danh sách này. Nhưng đó chỉ là viễn cảnh khi khẩu AS-50 chưa từng được ra đời trên xứ sở sương mù. Bắt đầu được sản xuất từ năm 2007, súng bắn tỉa AS-50 được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của các lực lượng đặc biệt về một mẫu súng bắn tỉa có khả năng kết hợp được đặc tính ưu việt của súng nạp đạn thủ công lẫn bán tự động, đồng thời ưu tiên cơ động chiến đấu.
Cũng chính vì vậy, ngay từ khi mới xuất hiện, mẫu súng này đã gây ấn tượng mạnh khi chỉ có khối lượng 12,2kg (chưa tính ống ngắm và hộp tiếp đạn), chiều dài 1.369 mm. Nhờ vậy,, AS50 nhỏ, nhẹ hơn rất nhiều so với các khẩu súng bắn tỉa hạng nặng phổ biến trên thị trường hiện nay, kể cả các khẩu súng tương tự đến từ Barrett trong khi đều có tầm bắn hiệu quả đạt mức 1800m. Cũng vì vậy, súng cũng đủ độ cơ động lẫn linh hoạt cho nhóm chiến đấu 2 người có thể tác chiến trong quãng đường và thời gian dài. AS50 có thể bắn liên tiếp vào mục tiêu bằng những viên đạn mang sức mạnh xuyên được cả xe bọc thép mà khẩu súng không hề có dấu hiệu bị nóng hay giảm độ chính xác. Điều đó cho thấy thiết kế súng được tối ưu đến mức hoàn hảo, cho phép người lính có thể yên tâm ẩn nấp cách quân địch ở khoảng cách xa, tấn công liên tiếp vào chúng mà không cần phải nghĩ đến bất kỳ điều gì khác.
Nhưng thực ra, thiết kế cơ khí của AS-50 cũng không hẳn là quá vượt trội so với các đối thủ. Đó chẳng qua chỉ là sự thông minh của nhà phát triển trong lựa chọn các vật liệu cấu tạo nên chúng. Theo nhà sản xuất, ở hầu hết bộ phận chính của AS50 được làm bằng titan, vốn có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với kim loại thông thường. Không những thế, để nhiệt độ ở một số chi tiết quan trọng trên súng không bị quá cao dẫn đến hoạt động thiếu chính xác, người ta cũng gia cường thêm bằng phương pháp đặc biệt, giúp tăng độ bền bỉ, cho nên việc bảo trì súng không cần diễn ra quá thường xuyên. Để tận dụng tối đa khả năng mở rộng phụ kiện lên thân súng, người ta cũng không quên thiết kế cho nó tới 5 đường ray Picatinny tiêu chuẩn để gắn cùng lúc các phụ kiện như ống ngắm tầm xa, chân chống, kính nhìn đêm, hay thiết bị đo khoảng cách đến mục tiêu. Nhờ sự kết hợp hài hòa các yếu tố như sức mạnh, bắn nhanh, chính xác, độ cơ động cao, có thể xem AS50 là khẩu súng bắn tỉa bán tự động hàng đầu thế giới hiện nay, bất chấp hiện tại, súng mới chỉ phục vụ hạn chế trong các lực lượng đặc biệt của Mỹ và Anh. Nhưng tất cả chỉ là lời lẽ có cánh từ những binh lính dành cho chính những khẩu súng họ sử dụng.