Đến Cả Mỹ Và Nga Cũng Phải Thèm Khát Khẩu Pháo Tự Hành Này

Nói về các loại vũ khí lục quân như pháo tự hành, từ sau cái chết của Stalin – vị lãnh tụ được biết đến là người đã công nghiệp hóa toàn diện Liên Xô bằng bàn tay sắt vào 3/1953 đến nay, chưa có một cường quốc nào dám tự tin là họ đã có thể vượt mặt Nga về mọi loại vũ khí lục quân, đặc biệt là pháo binh.
Với truyền thống luôn đề cao quy tắc tiền pháo, hậu xung, cả Liên Xô và Nga sau này đều không ngừng cho ra mắt những loại vũ khí pháo binh mới không chỉ hỏa lực mạnh mà độ chính xác và khả năng cơ động cũng ngày càng vượt trội. Thế nhưng Đức đang sở hữu hệ thống pháo tự hành được giới quân sự xưng tụng là “hoàng đế pháo binh”- khẩu PzH 2000. Được ra mắt từ năm 1998, 10 năm sau khi dòng pháo tự hành 2S19 Msta-S được trang bị cho quân đội Liên Xô, các lực lượng vũ trang liên bang Đức cuối cùng cũng đã được diện kiến “hoàng đế pháo binh”PzH 2000, một niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng nước nhà.
Là một trong những mẫu lựu pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện tại, mẫu lựu pháo tự hành cỡ nòng 155mm mang tên PzH 2000 gây choáng ngợp bởi kích thước còn khổng lồ hơn cả mẫu 2S19 Msta-S. Với trọng lượng 55,8 tấn, chiều dài cả nòng 11,7m, chiều rộng 3,6m, cao 3,1m. Với truyền thống làm vũ khí với giá cả đắt đỏ nhưng chất lượng, độ an toàn và tính tiện dụng cực cao, Vỏ giáp pháo được làm từ thép hàn nên có thể chống được sức công phá từ đạn 14,5mm cho tới các mảnh bom văng. Để bảo đảm an toàn cho người lính pháo binh, xe còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái chuyên biệt trước mọi tác nhân sinh, hóa học phổ biến trên chiến trường hiện đại… . Ngoài ra, 2 tập đoàn công nghiệp quốc phòng Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall cũng lắp đặt cho loại pháo tự hành này loại động cơ diesel tăng áp MTU 881 Ka-500 cho công suất lên tới 1000 mã lực, cho phép loại lựu pháo này có thể di chuyển trên đường nhựa với vận tốc tới 67 km/ h nhưng tầm hoạt động hiệu quả chỉ ở mức 420 km.
Ngoài ra, PzH 2000 cũng được trang bị bộ nguồn phụ, cung cấp năng lượng cho tất cả các hệ thống, khi động cơ chính tắt. Với thông số không lấy gì làm vượt trội so với dòng 2S19 Msta-S bên trên, hoàng đế pháo binh của người Đức thực sự sẽ chỉ là hư danh nếu vũ khí chính của nó không phải là loại pháo cỡ nòng 155 mm L52 do hãng Rheinmetall sản xuất. Loại pháo này có tốc độ bắn rất cao, trong đó có chế độ bắn cấp tập 3 phát trong vòng 9 giây, tốc độ bắn cao nhất của pháo có thể lên tới 10-13 phát/phút với tầm bắn có thể lên tới 47km đối với đạn tăng tầm. Có thể nói, nhờ tốc độ bắn cực nhanh, pháo chính có góc nâng hạ từ -2,5° – +65°.cùng khả năng bắn 5 phát đạn liên tiếp ở các góc bắn khác nhau, cho phép các viên đạn đến cùng lúc chỉ trong 1,5 giây đã đưa khả năng chiến đấu của loại pháo tự hành này đến mức vượt trội hơn rất nhiều so với nhiều loại pháo tự hành bánh xích khác trên thế giới. Ngoài ra, xe cũng được trang bị vũ khí phụ là 1 súng máy MG3 có tốc độ bắn lên tới 1.000 phát/phút với tầm bắn 600m, dùng để chống lại bộ binh đối phương trong những trường hợp khẩn cấp. Với nhiều khả năng vượt trội cùng độ uy tín không thể bàn cãi đối với nền công nghiệp quốc phòng Đức, PzH 2000 đã được rất nhiều quốc gia phát triển như Đức, Hy Lạp, Hungary, Hà Lan, Qatar tin dùng.
Đặc biệt trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine với mục tiêu mà theo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa quốc gia này. Sự kiện trên cũng phần nào làm dấy lên tại Ba Lan và các quốc gia Baltic nỗi ám ảnh về một viễn cảnh khi lại một lần nữa phải chịu khuất phục dưới mũi súng của người Nga như đã xảy ra dưới thời Catherine đại đế. Vì vậy, bất chấp tuyên bố“không xâm lược Ukraine và sẽ không tấn công nước khác” của Nga, Balan và các quốc gia Baltic đã không ngừng hiện đại hóa lực lượng pháo binh.