Danh Tính Khẩu S.úng Phóng Lựu Nguy H.iểm Nhất Thế Giới Khiến Quốc Gia Nào Cũng Thèm Khát

Thế giới thứ II nổ ra, khi mà người ta chỉ có thể ném lựu đạn cầm tay hay phóng đạn lựu từ nòng súng trường. Các loại súng phóng lựu, nhất là loại liên thanh đã đáp ứng cho cả mục đích tấn công lẫn phòng thủ, có thể tiêu diệt bộ binh, xe cơ giới, hỏa điểm và nó có thể bắn thẳng lẫn bắn cầu vồng để yểm trợ hỏa lực.
Hơn nữa, súng phóng lựu hiện đại còn có thể được mang vác bởi người lính, hay gắn lên xe cơ giới làm hỏa lực chi viện hoặc gắn lên trực thăng. Điều này đã cho phép xạ thủ có thể nhanh chóng thay đổi mục tiêu, yểm trợ hỏa lực hiệu quả, không kém gì những khẩu súng cối, nhưng với tốc độ nhanh và cơ động hơn rất nhiều. Chính vì thế mà mỗi quốc gia nhất định phải có cho mình ít nhất một khẩu súng phóng lựu chủ lực để sẵn sàng tham chiến.
Khẩu súng phóng lựu liên thanh được đánh giá cao nhất ở thời điểm hiện tại là khẩu AGS-40 Balkan, được Nga phát triển nhằm thay thế cho khẩu AGS-17 có từ thời Liên Xô. So với tiền nhiệm AGS-17 thì súng phóng lựu AGS-40 có trọng lượng nặng hơn, lên đến 46kg do sử dụng cỡ đạn lớn và uy lực hơn. Súng bắn lựu đạn 7P39 cỡ nòng 40mm không vỏ đạn. Lựu đạn không vỏ có lợi thế chi phí thấp hơn do vỏ đạn không thể tái sử dụng, đồng thời súng có cấu tạo đơn giản hơn do không cần cơ chế hất vỏ đạn thường thấy. So với lựu đạn có vỏ cỡ 30mm cũ thì đạn 7P39 có đầu nổ lớn hơn và thuốc phóng nhiều hơn, giúp AGS-40 có tầm bắn tối đa lên đến 2500m, cao hơn hẳn so với một số mẫu súng phóng lựu của Phương Tây từ 300-500m.
Bạn có thể bắn phát một và liên tục cho đến khi tiêu thụ toàn bộ đạn dược, bắn thẳng như súng trường hay cầu vồng như súng cối. Giống như tiền nhiệm của mình, AGS-40 cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phương tiện cơ giới khác nhau kể cả trực thăng. Mục tiêu chính của nó vẫn là lực lượng bộ binh, các công sự phòng thủ và phương tiện cơ giới của đối phương. Càng cải tiến thì càng mạnh! Tuy nhiên, điểm độc đáo của AGS-40 mà từ đầu đến giờ khiến tôi rất ấn tượng đến từ một cải tiến tưởng như không thể đơn giản hơn, đó là một băng ghế có thể tháo rời được gắn lên giá ba chân của súng làm chỗ ngồi cho xạ thủ. Nhờ sáng kiến rất “dễ chịu” này, xạ thủ vẫn có thể ghìm súng khi bắn bằng khối lượng cơ thể, giúp giảm độ giật mà không cần sử dụng vật nặng như bao cát. Ngoài ra, do không phải dùng thân mình để “chế ngự” khẩu súng phóng lựu trong tư thế dễ gây mệt mỏi như khi bắn AGS-17 nên xạ thủ cảm thấy dễ chịu hơn, duy trì hỏa lực lâu hơn và cần ít không gian hơn để tác xạ. Điều này cũng dễ hiểu vì Liên Xô cũ hay Nga ngày nay đều hướng tới hai chữ “tiện lợi”, từ xe tăng, súng trường, máy bay và giờ là cả súng phóng lựu nữa. Những món “đồ chơi” mang chủ nghĩa thực dụng này thực sự đã giúp họ thành công từ những ngày đầu của hai cuộc Đại chiến Thế giới cho đến tận ngày nay.
Còn về phía bên kia lục địa, khẩu súng phóng lựu liên thanh được giới quân sự đánh giá là hiện đại nhất của Mỹ bây giờ là khẩu MK-47 Striker. MK-47 sử dụng đạn 40 mm, với nhiều loại đạn, từ đạn nổ phá, phân mảnh, đạn khói, chiếu sáng đến đạn hơi cay. Cự ly bắn hiệu quả đến 2.200 m, tức là ngắn hơn 300 m so với của Nga, tốc độ bắn đến 300 phát/phút. Với sức sát thương cực lớn khi có thể ngăn cản được một đạo quân đang xung phong, súng phóng lựu phóng loạt MK-47 được coi là “máy xén bộ binh” nguy hiểm nhất thế giới. Khác hẳn với những dòng súng phóng lựu phóng loạt khác trên thế giới, MK-47 ngoài độ mạnh mẽ về hỏa lực nó còn được kết hợp với những thiết bị điện tử hiện đại, cho phép tính toán thông số đường đạn và có hiệu năng tuyệt vời cho dù tác chiến trong môi trường ban ngày hay ban đêm. Đây là điều mà những súng phóng lựu hiện đại nhất của Nga cũng chưa làm được. Khi MK-47 ra đời thay vì sử dụng kiểu thước ngắm cơ khí thì chúng lại kết hợp với các thiết bị điện tử, điều đó nâng tầm hiệu suất chiến đấu của loại súng này lên một tầm cao mới.
Nhưng đấy mới chỉ là những nốt đầu của một bản nhạc, bởi vì sự có mặt của XM25 – “Kẻ trừng phạt” sau công sự của Mỹ mới thực sự khiến cho chiến tuyến trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. XM25 thuộc loại súng phóng lựu bán tự động, được thiết kế bắn đạn 25 mm kích nổ trên không trung hoặc ngay gần mục tiêu, gây sát thương cho đối phương bằng các mảnh đạn văng. Vũ khí này còn trang bị cả một thiết bị ngắm laser cùng loại đạn có thể điều chỉnh cơ chế phát nổ. Khẩu súng phóng lựu này đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại những kẻ thù núp sau tường, nấp sau các hố công sự hay ẩn mình ở những nơi khó tiếp cận, bởi đạn có thể phát nổ mà không cần chạm vào mục tiêu. Loại súng phóng lựu này có trọng lượng 5,54 kg khi chưa lắp hộp tiếp đạn, chiều dài 749 mm. Toàn thân súng làm bằng nhựa tổng hợp chịu lực và được gia cố bằng kim loại tại một số vị trí như khung và bộ phận khai hỏa nhằm tăng độ bền chắc. Nhà sản xuất còn thiết kế khe nhả vỏ đạn ở cả hai phía, tạo điều kiện để xạ thủ dễ dàng sử dụng sao cho phù hợp với tay thuận của mình. Với đạn nổ 25 mm, sơ tốc 210 m/s, khiến cho mọi mục tiêu trong vòng bán kính 1000m đều trở thành con mồi ngon cho XM25. Nhưng thật tiếc là Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ năm 2014 đã loại XM25 khỏi ngân sách chi tiêu quốc phòng do chi phí đắt đỏ và phát sinh nhiều vấn đề về kỹ thuật.