Đại Ph.áo Khổng Lồ Bị Thất Sủng, Mạnh Nhưng Vô Dụng?

Đại Ph.áo Khổng Lồ Bị Thất Sủng, Mạnh Nhưng Vô Dụng?

Ngay từ những năm 1850,  pháo binh đã trở thành một lực lượng cơ bản,   một phần thiết yếu, làm tiêu chuẩn trong các đội  hình tác chiến chính quy của tất cả các đội quân   hiện đại.

Theo đó, dựa vào sức công phá mạnh, tầm  bắn xa, khả năng uy hiếp tinh thần quân địch cực   lớn bằng tiếng rít cực khủng khiếp khi viên đạn  được phóng đi cũng như những vết thương loang lổ   trên bất kỳ thứ gì sau khi bị các viên đạn khổng  lồ bắn trúng, các lực pháo binh hoàn toàn có thể   tạo lợi thế áp đảo cho quân nhà trên chiến trường  khi đảm đương đủ các loại nhiệm vụ, từ tiêu hao   sinh lực đối phương đến phá huỷ các công sự phòng  thủ, yểm trợ bộ binh xung phong.

Thậm chí trong   nhiều trường hợp, pháo binh có thể độc lập tác  chiến. Nhưng phải đến đại chiến thế giới thứ nhất,   3 loại vũ khí được xem là hoả lực cơ bản của  lực lượng pháo binh hiện đại bao gồm pháo cối,   lựu pháo, pháo bắn thẳng về cơ bản mới được  hoàn thiện. Dù có đôi chút khác biệt về cỡ nòng,  khương tuyến thường dùng, như pháo cối thường nòng có nòng trơn, kích thước nỏ;   lựu pháo có nòng khương tuyến, kích thước lớn, cho  tầm bắn xa đến vài chục km theo đường vòng cung   còn bích kích pháo thì nhỏ hơn, chuyên bắn trực  xạ. Nhưng về cơ bản, pháo càng lớn, nòng càng dài,   tầm bắn thường sẽ càng xa và uy lực càng vượt  trội, tạo lợi thế cực lớn trên chiến trường.

Vì vậy, bất chấp việc sở hữu kích thước to hơn  cũng đồng nghĩa với việc phải hy sinh khả năng cơ   động, những khẩu pháo kích thước ngoại cỡ vì tiềm  năng quá lớn về khả năng đột phá chiến trường,   vẫn được không ít cường quốc phát triển và  đưa vào sử dụng như 1 thứ vũ khí có thể đập   nát mọi phòng tuyến, thủ tiêu hy vọng kháng cự đến  cuối cùng của những chiến binh ngoan cường nhất.

Một minh chứng cho những nỗ lực đầu tiên nhằm  đưa những khẩu pháo quái vật ra tiền tuyến phải   kể đến đó chính là khẩu cối Malllet của Anh với ý  định để dùng cho cuộc đại chiến Krym với Nga nhưng   sau khi công ty sản xuất bị phá sản, khẩu pháo này  đã bị đưa vào bảo tàng ngay khi chưa được sử dụng. Cứ như vậy, phải đến đại chiến thế giới thứ 1, người ta mới được chứng kiến sức tàn phá thực sự của những khẩu siêu đại pháo trên chiến trường thực tế. Phát súng mở màn ngoạn mục đó đến từ khẩu Big Bertha của quân đội Đế quốc Đức do hãng Krupp lừng danh phát triển. Với ngoại hình cực kỳ hầm hố cùng cỡ nòng tới 420mm, gấp hơn 3 lần loại lựu pháo M-46 130mm rất phổ biến trong các đơn vị pháo binh của quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Big Bertha được ví như s.át thủ pháo đài khi có thể dễ dàng bắn xuyên qua các lớp tường bê tông dày 2m xung quanh các pháo đài cực kỳ kiên cố của Bỉ, giúp kế hoạch đánh Pháp từ Bỉ của Đức có những bước đột phá mới sau một thời gian tưởng chừng như đã lâm vào bế tắc. Quả nhiên, sau khi chứng kiến uy lực huỷ diệt của loại vũ khí này, bất chấp những khó khăn trong công tác hậu cần, ngay khi bước vào các trận chiến trên lãnh thổ nước Pháp với liên quân Pháp-Anh, người Đức đã đưa ngay vào chiến trường loại siêu pháo mới, được biên chế từ tháng 8/1918 với tên thường gọi là “Siêu pháo Paris”. Đúng như cái tên của nó, với trọng lượng nặng tới 256 tấn, dài 34m, đạt tầm bắn hiệu quả tới 130km, “siêu pháo Paris” cỡ nòng 210mm không chỉ là khẩu pháo có kích thước ấn tượng nhất mà còn là khẩu pháo bắn xa nhất lịch sử.

Cứ như vậy, dựa trên những nền tảng kinh nghiệm từ những khẩu đại pháo đã ra đời từ thế chiến 1, đến thế chiến thứ 2, người Đức lại cho ra mắt khẩu “siêu pháo” khác, có kích thước còn ấn tượng hơn cả “siêu pháo Paris” mang tên Schwerer Gustav. Mang trong mình trọng lượng tới 1350 tấn, pháo Schwerer cỡ 800 mm có chiều dài nòng pháo là 32,5m và chiều dài tổng thể 47,3m, khẩu pháo này trở thành khẩu siêu pháo lớn nhất trên thế giới từng cơ động liên tục trên chiến trường. Cũng do kích thước quá khổ của mình nên để vận hành khẩu pháo trên, người Đức cũng chuẩn bị cho nó 1 đội ngũ phục dịch lên tới 250 người (gồm cả pháo thủ và kỹ sư) làm các công việc lắp ráp trong 3 ngày. Đến khi hoạt động, siêu pháo Schwerer Gustav mất khoảng 30 – 45 phút để bắn được một phát đạn. Mỗi ngày, khẩu pháo chỉ bắn được khoảng 14 viên đạn. Cứ sau 300 lần khai hỏa thì vũ khí này cần phải thay nòng pháo. Ngoài ra, để đa dạng hoá các tính năng của pháo, Đức Quốc Xã còn trang bị cho pháo 2 loại đạn là đạn nổ phân mảnh và đạn xuyên giáp. Trong đó, đạn nổ phân mảnh có trọng lượng 4,8 tấn với tầm bắn tối đa 48 km. Đạn xuyên giáp có trọng lượng 7,1 tấn với tầm bắn tối đa 38 km. Tuy nhiên, do quá tốn kém về cả chi phí sản xuất đến thời gian, tiền bạc và nhân lực trong quá trình sử dụng nên Đức Quốc xã chỉ sản xuất được 2 khẩu loại này.

Thế nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự, từ các trận công đánh cứ điểm trên khắp các mặt trận phía Đông, phía Tây của Đức Quốc Xã có thể thấy cũng với nguồn tài nguyên, thời gian, công sức như vậy, việc tăng cường các đơn vị xe tăng cùng oanh tạc cơ, pháo binh thông thường sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều hơn là phải triển khai các khẩu pháo ục ịch như Schwerer Gustav hay cả Karl-Gerat.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!