Cái Kết Đau Đớn Khi Ham Rẻ Mà Đi Mua Vũ Khí RỞM Của Trung Quốc

Cái Kết Đau Đớn Khi Ham Rẻ Mà Đi Mua Vũ Khí RỞM Của Trung Quốc

Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, vũ khí nước này luôn được quảng bá với giá rẻ nhưng chất lượng tuy nhiên vào năm 2018 một chiếc xe thiết giáp chở quân Type 92 do Trung Quốc sản xuất của quân đội Myanmar đã bất ngờ bốc cháy khi đang trên đường di truyền ở khu vực gần biên giới với Thái Lan đã khiến cho nhiều người nghi ngờ về điều này không chỉ có Myanmar ăn phải trái đắng của Trung Quốc mà còn rất rất nhiều nạn nhân khác

Thật vậy, R. Clarke Cooper, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về đối ngoại quân sự và chính trị đã khẳng định rằng Trung Quốc dùng cơ bắp trên thị trường vũ khí khi chào giá thấp không tưởng, tấn công bằng tài chính và thậm chí là cả hối lộ.

Ông nói: “Trung Quốc sử dụng việc chuyển giao vũ khí như một phương thức kiểu ‘sói gửi chân’ – một khi thò được chân vào cửa, Trung Quốc nhanh chóng khai thác tối đa ảnh hưởng và thu thập thông tin tình báo”.

Cooper chỉ ra những quốc gia đã trắng mắt vũ mua vũ khí rởm của Trung Quốc. Chẳng hạn như Kenya mua xe thiết giáp chở quân Norinco VN-4, khi thử nghiệm bắn đạn thật, đại diện bán hàng của Trung Quốc đã từ chối vào xe.

Ấy vậy mà Kenya vẫn ‘nhắm mắt nhắm mũi’ đặt hàng và “đáng buồn đã có hàng chục binh sĩ Quân đội nước này thiệt mạng trong những chiếc xe thiết giáp Trung Quốc.

Vì thế, xe thiết giáp VN-4 được sản xuất bởi công ty Công nghiệp quốc doanh Chongqing Tiema Trung Quốc có biệt danh mới là “Rhinoceros”, có nghĩa đen là những con tê giác nhưng nghĩa bóng rất thâm thúy đó là kẻ “mặt dày”.

Ông Cooper trích dẫn một bài báo trên tờ The Standard của Kenya:: “Thật đáng buồn, sau những vụ chết nhiều người như thế, vậy mà các sĩ quan vẫn tiếp tục tuần tra biên giới trên những chiếc xe bán tải và xe thiết giáp Trung Quốc, bất chấp nguy hiểm luôn rình rập bởi những thiết bị nổ cài ven đường”.

“Caveat emptor!”, Cooper trích dẫn một câu nói bằng tiếng Latin mà dịch sang tiếng Anh là “buyer beware – Khách hàng hãy cẩn thận”, để cảnh báo về vũ khí rởm của Trung Quốc.

Ngoài Kenya, Peru cũng “dính chưởng” với vũ khí chất lượng kém của Trung Quốc. Cụ thể, khi đấu thầu tại quốc gia Nam Mỹ, xe tăng MBT-2000 của Trung Quốc đã vượt qua nhiều đối thủ lớn như T-90S, T-84U Oplot, Leopard 2A4, T-72M1, M-84M, PT-91 Twardy để trở thành lựa chọn số 1 của Lục quân Peru.

Thế nhưng sau đó vài tháng quân đội Peru mới ngã ngửa người vì MBT-2000 sử dụng động cơ diezel 6TD-2E của Ukraine trong khi Kiev cấm Trung Quốc không được xuất khẩu động cơ 6TD-2E.

Vì thế, như bị lừa, Peru tuyên bố hủy hợp đồng và trả lại 5 chiếc MBT-2000 đầu tiên mà nước này đã nhận.

Bắc Kinh đã phải ngậm ngùi rút khỏi một hợp đồng mà tưởng như đã nắm chắc phần thắng.

Tiếp đó, Ecuador cũng “vỡ mặt” vì radar do Trung Quốc chế tạo. Vốn chẳng hề có chút tiếng tăm nào trên thị trường vũ khí quốc tế, thế nhưng không hiểu bằng cách nào radar được “bơm thổi” để biến thành những khí tài tối tân, có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.

Tin lời quảng cáo và những “nghệ thuật thuyết phục” như mật ngọt từ Trung Quốc, năm 2008, Bộ Quốc phòng Ecuador nhắm mắt thò bút ký vào hợp đồng trị giá 60 triệu USD để rước về một số đài radar YLC-2V và YLC-18 do Công ty CETC (Trung Quốc) sản xuất.

Không ngờ, radar của Trung Quốc dường như bị mù, không thể hoạt động, chúng cứ “trơ mắt ếch” trước mọi mục tiêu từ to tới bé bay nườm nượp suốt ngày. Rõ là hàng rởm!

Còn nhiều, rất nhiều những phị vụ “tày đình” khác về vũ khí Trung Quốc mà trong khuôn khổ một bài báo không thể liệt kê hết được. Chính những điều này đã khiên nhiều nước quyết tâm nói lời “vĩnh biệt” vũ khí Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!