Cái Giá Khủng Kh.iếp Mà Mỹ Sẽ Phải Trả Nếu Như Cả Gan Tấn Công Vào Triều Tiên

Cái Giá Khủng Kh.iếp Mà Mỹ Sẽ Phải Trả Nếu Như Cả Gan Tấn Công Vào Triều Tiên

Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn trong  tình trạng chiến tranh. Hiệp ước ký vào ngày 27/7/1953 tại Bàn Môn Điếm thực tế chỉ là  “đình chiến” chứ không phải chấm dứt chiến tranh.

Hiệp định đình chiến được ký giữa tướng  Nam Il, đại diện cho quân đội Triều Tiên và chí   nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K.  Harrison Jr., đại diện cho quân Liên Hiệp Quốc,   chấm dứt gần ba năm giao tranh đẫm máu  của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.  Thỏa thuận này tạo ra khu phi quân sự  liên Triều DMZ để ngăn cách Bắc Triều   Tiên và Hàn Quốc, đồng thời cho phép  bắt đầu tiến hành trao trả tù binh.  Nếu Mỹ đơn phương tấn công Triều Tiên vào lúc này  thì đồng nghĩa với việc Washington đã vi phạm hiệp   định được Liên Hợp Quốc ủng hộ.

Chưa biết tổ chức  này sẽ phản ứng như thế nào trước việc thành viên   cốt cán vi phạm hiệp ước nhưng chắc chắn dư luận  thế giới sẽ phản đối gay gắt hành động này. Vì suy   cho cùng, Triều Tiên chỉ có xích mích với người  anh em Hàn Quốc là chính. Mỹ nhảy vào thì không   khác gì lo chuyện bao đồng dù bây giờ Washington  được gắn cái mác là người bảo hộ cho Seoul. Cũng chính vì chiến tranh vẫn chưa thực  sự kết thúc nên khi Liên Xô sụp đổ,   Triều Tiên bỗng trở nên đơn độc trong  cuộc đối đầu với Mỹ và các nước đồng minh.

Bình Nhưỡng đương nhiên là không muốn rơi vào  tình trạng thống nhất Đông Tây giống như nước Đức,   họ tìm mọi cách nhằm báo trước cho các bên  rằng tất cả sẽ phải trả giá đắt nếu tính   chuyện động binh. Vì thế mà Triều Tiên luôn  trong trạng thái sẵn sàng cho chiến tranh.  Các vụ thử hạt nhân và tên lửa cùng nhiều diễn  biến được cho là hành động khiêu khích, buộc các   nước đang dè chừng Triều Tiên phải có trách nhiệm  quản lý khủng hoảng, tránh để tình hình xấu đi.  Thoạt đầu, các nhà phân tích cho rằng chương  trình vũ khí Triều Tiên là một đòn mặc cả lớn   đối với Mỹ. Nhưng sau nhiều năm, thậm chí  là cố tình làm dấy lên nguy cơ chiến tranh,   Bình Nhưỡng đã khiến các nước nhận ra rằng  vũ khí hạt nhân hay tên lửa không chỉ hữu   dụng về mặt biểu tượng mà còn là sự cần  thiết trong chiến lược của quốc gia này.  Kế hoạch của Triều Tiên rất rõ ràng, họ sẽ chặn sự  xâm nhập của Mỹ bằng cách phát động không kích tên   lửa vào những cảng, phi trường mà quân đội Hoa  Kỳ có thể tiến vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó,   đe dọa bắn tên lửa tới các thành phố lớn  của Mỹ để buộc Washington phải lùi bước.  Đấy là còn chưa kể quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên  vốn đã rất xấu trong một thời gian dài. Triều Tiên   công khai tìm kiếm vũ khí hạt nhân để răn đe Mỹ,  họ thường xuyên nhắc lại kết cục của các nhà lãnh   đạo Saddam Hussein và Muammar Gaddafi để biện minh  cho việc phát triển loại vũ khí ch.ết chóc này.   Nếu Hussein và Gaddafi sở hữu vũ khí hạt nhân  thì Mỹ sẽ không dám tấn công họ trước đây.

Tuy nhiên, các bạn biết đấy, tất cả những điều  trên không phải là lời nói đùa bởi vì dù có một   tay che trời nhưng Triều Tiên cũng đã có thể  tự chủ về công nghệ quân sự, đặc biệt là vũ khí   hạt nhân và tên lửa đạn đạo, mặc cho các lệnh  cấm vận từ phương Tây được giăng chằng chịt.  Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là vào  tháng 7/2017, Bình Nhưỡng đã tuyên bố lần đầu tiên   thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có đủ  khả năng bay xa 13.000km. Điều này có nghĩa là một   quả tên lửa như vậy có thể vươn tới tận thủ đô  Washington DC và bất cứ nơi nào trên đại lục Mỹ.  Nhưng đấy chỉ là màn dạo đầu của một cơn ác  mộng. Một trong những tuyên bố đáng lo ngại   nhất của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ đó  là Triều Tiên có thể đang sở hữu trên 80 vũ khí   hạt nhân và họ đã thử thành công các tên lửa mang  theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công tới đất Mỹ.  Ngoài các vũ khí tầm xa thì Bình Nhưỡng cũng sở  hữu các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn.   Dù không gây nguy hiểm với Hoa Kỳ nhưng Nhật  Bản, đồng minh quan trọng nhất của Washington   ở Thái Bình Dương, nơi đặt nhiều căn cứ với hàng  chục nghìn nhân sự Mỹ, đã phải đặt trong tình   trạng báo động. Không có gì là lạ khi trước đây,  Triều Tiên đã từng nhiều lần bắn thử tên lửa bay   qua đầu Nhật Bản rồi mới hạ cánh xuống Thái Bình  Dương. Một pha dọa dẫm không thể nào đáng sợ hơn!  Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định những vụ thử  này đã giúp hoàn tất năng lực vũ khí chiến lược   bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, bom nhiệt  hạch và bom nguyên tử của Triều Tiên.

Daniel DePetris,  một thành viên tại tổ chức chính sách đối ngoại   Defense Priorities (Mỹ) đã dự đoán, nếu như Triều  Tiên tấn công thành phố Los Angeles bằng vũ khí   hạt nhân nặng 250 kiloton, Los Angeles sẽ bị  xóa sổ, không bao giờ còn diện mạo như cũ nữa.  Sân vận động Dodger sẽ biến thành một đống đổ nát.  Khuôn viên Đại học Nam California cũng mất dạng.   Phóng xạ hạt nhân của một vụ nổ 250 kiloton sẽ  bao trùm khu phố Hàn Quốc, các cư dân sẽ bị bỏng   cấp độ 3 nếu họ may mắn còn sống sau những  giây phút khủng khiếp đầu tiên. Tình trạng   ở khu phố người Hoa thậm chí còn tệ hơn nhiều. Khách du lịch nếu đang thăm Bảo tàng Lịch sử Tự   nhiên Los Angeles County sẽ được đưa đến các  bệnh viện giữa bầu không khí sợ hãi hỗn loạn,   quá tải và ngập tràn bệnh nhân đang rên la trong  đau đớn. Còn nếu tình cờ ở khu vực phía đông bắc   của bảo tàng lúc xảy ra tấn công thì họ sẽ  bị chôn vùi dưới những đống thép và bê tông.  Ước tính, thương vong cuối cùng từ một vũ khí hạt  nhân đơn lẻ phát nổ sẽ là 378.800 người chết và   861.210 người bị thương – tổng cộng là 1,2 triệu  nạn nhân. Nếu đem so thì con số này gấp 2,5 lần   số thương vong mà quân đội Mỹ phải hứng chịu trong  Đại chiến Thế giới lần II. Và những người còn sống   rất có thể phải hứng chịu tàn dư của các cuộc tấn  công này. Cảnh tượng hãi hùng đó sẽ đẩy Hoa Kỳ vào   chương đen tối mới trong lịch sử – vượt xa bất kể  thảm họa nào mà người Mỹ từng nếm trải trước kia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!