Bí Mật Đằng Sau Hệ Thống Trả Đũa Hạt Nhân Tự Báo Thù Của Nga

Bí Mật Đằng Sau Hệ Thống Trả Đũa Hạt Nhân Tự Báo Thù Của Nga

Trước tiên chúng ta cần biết vũ khí hạt nhân  là gì? Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt   hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng  phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây   ra.

Vũ khí hạt nhân có sức công phá tương đương  với 30.000-300.000 tấn thuốc nổ có thể phá hủy   hoàn toàn một thành phố. Nó lần đầu tiên được  sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến thứ II   khi Không quân Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử  xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật   Bản gây ra thương vong cho hơn 200.000 người. Perimeter có thể hiểu cũng là vũ khí hạt nhân,   nó được kết nối với mạng lưới liên lạc  thay thế của Lực lượng Hạt nhân Chiến   lược Nga – một hệ thống bí mật và  đáng tin cậy không thể bị vô hiệu hóa.   Đây là một tổ hợp hoàn toàn tự động dùng để  kiểm soát cuộc tấn công hạt nhân khổng lồ, bao   gồm các hệ thống tên lửa trên các tàu chiến, tàu  ngầm và các hầm ngầm do Liên Xô thiết kế trong   khoảng thời gian Chiến tranh Lạnh như là biện  pháp phòng vệ cuối cùng chống lại kẻ xâm lược.   Nó được thiết kế để bảo đảm rằng, ngay cả khi các  cơ quan đầu não bị hủy diệt bởi đòn đánh đầu tiên,   Liên Xô vẫn có khả năng thực hiện các đòn trả  đũa để khiến đối thủ cũng bị hủy diệt theo.  Để đơn giản hơn, các bạn có thể hiểu rằng,  nếu lãnh thổ của Nga bị tàn phá ngay sau một   cuộc tấn công hạt nhân, hệ thống Perimeter gần  như lập tức sẽ tự động tấn công trả đũa lãnh   thổ của kẻ thù bằng các tên lửa hạt nhân  tương tự. Cũng chính vì lẽ đó mà nó được   báo giới và giới chức lãnh đạo phương tây  đặt cho cái tên “Dead Hand”- “Bàn tay ch.ết chóc. Vậy hệ thống này có gì đáng sợ   mà lại được gắn cho hai từ “ch.ết chóc”?

Một trong  những bí ẩn đầu tiên đến từ sự hình thành của nó.   Trong những năm 1940-1990, thời điểm cao trào của  Chiến tranh Lạnh, do lo ngại một cuộc tấn công hạt   nhân phủ đầu từ Mỹ, giới chức lãnh đạo Liên Xô  đã yêu cầu phát triển một hệ thống chỉ huy mới   nhằm đảm bảo đòn trả đũa vẫn được triển khai trong  trường hợp các đường dây liên lạc chỉ huy của lực   lượng tên lửa chiến lược bị phá hủy. Tại thời điểm đó, việc điều khiển,   chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược của nước này  vẫn được thực hiện thông qua chiếc vali hạt nhân,   tuy nhiên nhược điểm của phương thức này là vẫn  cần đến mệnh lệnh của người chỉ huy tối cao.  Vì vậy ngày 30-8-1974, sắc lệnh mang mật số  695-227 của lãnh đạo tối cao Liên Xô giao   cho Phòng Thiết kế Dnepropetrovsk với nhiệm vụ  thiết kế hệ thống phản công hạt nhân mang tên   Perimeter. Việc thiết kế và xây dựng hệ thống  này hoàn toàn được giữ bí mật tuyệt đối khiến   nó dường như là một thứ gì đó đầy bí ẩn đối với  ngay cả một số lãnh đạo Liên xô cũng như giới chức   tình báo của các nước phương Tây thời bấy giờ. Với những bí mật về sự hình thành và ra đời của   nó, chính vì vậy mà công năng cũng như cách thức  hoạt động của nó dường như rất khó có tài liệu   nào có thể thu thập được một cách đầy đủ. Ban  đầu, các nhà khoa học Liên Xô áp dụng biện pháp   sao lưu dữ liệu để bảo đảm lệnh điều khiển  chắc chắn sẽ tới được mọi kíp phóng. Sau đó,   họ nảy ra ý tưởng sử dụng các tên lửa đạn đạo có  trang bị các bộ truyền phát sóng radio cực mạnh,   đóng vai trò như đường truyền dẫn thông  tin tới các bệ phóng vũ khí hạt nhân.  Tên lửa đạn đạo UR-100UTTKh (được phía NATO đặt  cho tên gọi Spanker) là trung tâm cấu thành nên   hệ thống này. Thay vì bay thẳng tới mục tiêu  đối phương như những hệ thống tên lửa chiến   lược trước đây, Perimeter sẽ triển khai một tên  lửa đạn đạo trang bị hệ thống truyền dẫn sẽ bay   trên bầu trời Liên Xô, gửi lệnh phóng tới  tất cả tên lửa được đặt trong hầm ngầm,   máy bay, tàu chiến, bệ phóng mặt đất. Tên lửa này sẽ được đặt trong một hầm   chứa mới xây dựng (có khả năng chịu được một  vụ tấn công hạt nhân trực tiếp), được cài đặt   sẵn tọa độ bay và và tín hiệu vô tuyến mà  nó sẽ gửi đến tên lửa trong quá trình bay.  Trong trường hợp lãnh đạo cấp cao Liên Xô  nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo   sớm rằng có một nước khác đã phóng tên lửa vào  Liên Xô, Perimeter cũng được kích hoạt ở giai   đoạn báo động. Sau đó, khi không nhận được  lệnh hủy báo động trong thời gian nhất định,   tên lửa sẽ được phóng đi. Điều này sẽ giúp loại  bỏ yếu tố con người và bảo đảm sẽ có các đòn   giáng trả hạt nhân ngay cả khi các đội điều  khiển, phóng tên lửa bị tiêu diệt hoàn toàn.  Chắc hẳn các bạn đang băn khoăn rằng nếu một hệ  thống tự động hiện đại như vậy mà lại thực hiện   các cuộc phóng mất kiểm soát thì sẽ ra sao đúng  không? Đừng lo, để đảm bảo không xảy ra một vụ   phóng không kiểm soát, trước khi phóng, Perimeter  sẽ kiểm tra các tham số được gửi về trung tâm chỉ   huy từ bốn kênh: thông tin từ các cuộc đàm thoại  trong không gian điện từ, thông tin về trường   phóng xạ và các nguồn bức xạ khác tại các điểm  kiểm soát, thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm   về các vụ phóng tên lửa và cuối cùng là phân tích  dữ liệu địa chấn. Bộ não điện tử của hệ thống sau   khi tổng hợp bốn kênh thông tin sẽ đưa ra kết luận  về tình huống một vụ tấn công hạt nhân quy mô lớn.  Do được xây dựng dựa trên nền tảng trí tuệ  nhân tạo và khoa học máy tính tân tiến,   vậy nên câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Bàn tay  ch.ết chóc” có thể bị tổn thương bởi các cuộc tấn   công an ninh mạng hay không? Những chuyên gia Liên  Xô đã khẳng định rằng Perimeter được bảo vệ vững   chắc khỏi thiên tai, các hành động phá hoại thông  thường và được ngăn chặn nguy cơ cũng như khả   năng bị tấn công an ninh mạng xuống mức thấp nhất. Trong quá trình sử dụng, trực sẵn sàng chiến đấu   trên lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô, các trung  tâm chỉ huy của hệ thống Perimeter thường   xuyên giám sát các yếu tố thiên nhiên, địa  chấn và bức xạ; đồng thời theo dõi dữ liệu của   hệ thống cảnh báo tên lửa, chặn thu liên lạc  trên các tần số mà đối phương sử dụng. Sau   khi phát hiện ra dấu hiệu của một cuộc tấn công  hạt nhân, hệ thống báo cáo cho bộ tham mưu.  Trong trường hợp nếu có dấu hiệu xảy ra, hệ  thống kiểm tra tiếp tục “xem xét” có hệ thống   liên lạc nào còn kết nối với Bộ Tổng tham mưu  hay không. Nếu cơ quan đầu não của quân đội vẫn   duy trì liên lạc, hệ thống Perimeter sẽ tự động  ngắt. Và khi Bộ Tổng tham mưu không có phản ứng,   Perimeter sẽ gửi yêu cầu tới chỉ huy lực lượng  tên lửa chiến lược-chiếc cặp hạt nhân Kazbek   nằm trong tay Tổng Bí thư Liên Xô. Nếu tiếp tục  không nhận được phản hồi từ Kazbek, hệ thống kiểm   soát sẽ cho phép bất kỳ một chỉ huy nào ở hầm  chứa tên lửa hạt nhân có quyền ra quyết định.  Cuối cùng, Nếu không có bất kì  câu trả lời của các cơ quan này,   tức là các trung tâm chỉ huy mặt đất cũng đã bị  hủy diệt, “bộ não điện tử” của Perimeter tự   mình quyết định phát động cuộc tấn công hạt  nhân trả đũa, vì nó nhận thức được rằng “đã   đến lúc phát động đòn tấn công hủy diệt”. Hệ thống Perimeter sẽ tự động phóng các   quả tên lửa đạn đạo điều khiển, chúng phát  tín hiệu trực tiếp cho các hầm phóng tên lửa,   tàu ngầm và các cơ sở hạt nhân khác còn sống  sót để giáng đòn trả đũa. Đến giai đoạn này,   hoàn toàn không cần sự tham gia của con người. Việc chế tạo chúng được triển khai từ   giữa những năm 1970 và đến cuối thập kỷ này,  nguyên mẫu đã được đưa đi thử nghiệm quân sự. Các   cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy tên lửa có khả  năng bay với quãng đường 4.500 km ở độ cao 4.000   mét và có thể gửi thành công tín hiệu vô tuyến  đến các vật thể khác trong quá trình bay của nó.  Trong 5 năm, bộ chỉ huy quân sự đã tiến hành “thử  nghiệm chiến đấu” để xem liệu vũ khí mới có đủ khả   năng mở một silo (bệ phóng ngầm trong lòng đất)  thực sự và đưa tên lửa hạt nhân mạnh nhất của   đất nước đến một điểm được chỉ định hay không.

Trải qua hàng thập  kỷ tồn tại và liên tục được cải tiến, bổ sung và   phát triển. Hệ thống “Bàn tay ch.ết chóc” hiện  nay không còn chỉ bao gồm tên lửa đơn thuần,   mà còn có các radar dọc theo lãnh thổ của Nga và  các vệ tinh thu thập thông tin từ không gian. Đây   là một hệ thống máy tính phức tạp, liên tục phân  tích hàng loạt các thông số – các hoạt động địa   chấn, mức độ bức xạ, cũng như giám sát dữ liệu từ  hệ thống cảnh báo tên lửa đặt dọc theo lãnh thổ.  Những đợt sửa đổi quy mô lớn cũng được thực hiện  trong suốt nhiều năm khai thác. Đầu tiên, Nga đã   tích hợp vào các phương tiện tình báo vô tuyến  điện mới của mình như radar lớp Voronezh có khả   năng phát hiện các vụ phóng tên lửa cách xa tới  7.000 km. Sau đó, các kỹ sư đã sửa đổi đầu đạn của   nó để chống lại các phương tiện chiến tranh điện  tử mới có khả năng làm tắt tín hiệu vô tuyến”,   ông Ivan Konovalov, Giám đốc phụ trách phát triển  của Quỹ Khuyến khích Công nghệ Thế kỷ 21 cho biết.  Theo các nguồn tin từ phía Nga, “Bàn tay ch.ết  chóc” nằm trong danh sách nhận các khối tên   lửa siêu thanh, có thể di chuyển với tốc độ 5-7  km/giây. Các tên lửa mới sẽ được đưa vào sử dụng   trong quân đội cùng với các ICBM lớp Sarmat mới.

Tuy nhiên, mặc dù mang một khái  niệm hết sức “khủng khiếp”,   nhưng chính Perimeter chứ không phải là các hệ  thống phòng thủ tên lửa, phòng thủ không gian,   đã góp phần giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.  Nó là một giải pháp “chấp nhận được” và “khá đạo   đức” để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Sự tồn  tại của hệ thống này khiến các giới chức lãnh đạo   phương Tây phải thực sự cân nhắc và e dè trước  khi có ý định tấn công hạt nhân vào Liên Xô bởi   họ hiểu rằng tấn công hạt nhân vào Liên Xô sẽ dẫn  đến tình trạng cả hai cùng chịu thiệt hại nặng nề.  Vừa rồi là hành trình giải mã những bí ẩn của  hệ thống Perimeter. Có thể nói, cho đến nay,   hệ thống Perimeter vẫn đóng một vai trò tối  quan trọng trong vành đai bảo vệ chiến lược của   nước này Nga nhằm đảm bảo năng lực trả đũa hạt  nhân của mình, đặc biệt là trong tình hình leo   thang căng thẳng với Ukraine và các nước phương  Tây gần đây. Nó cũng hiện thân như một trong những   tinh túy thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật quân  sự của người Liên Xô/ Nga. Vậy với những bí ẩn và   sức mạnh khủng khiếp như vậy, theo các bạn “Bàn  tay ch.ết chóc” Perimeter liệu có thực sự hoàn   hảo để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân? và  có đủ sức mạnh răn đe để duy trì sự bình ổn cho   nước Nga trước Mỹ và các nước phương Tây?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!